Trang chủ Tin tức Hợp đồng dịch vụ giữa cá nhân và công ty & những vấn đề cần lưu ý

Hợp đồng dịch vụ giữa cá nhân và công ty & những vấn đề cần lưu ý

Bởi: icontract.com.vn - 01/08/2022 Lượt xem: 27878 Cỡ chữ tru cong

   Khi nào cần ký hợp đồng dịch vụ giữa cá nhân và công ty, trong trường hợp ký đồng dịch vụ giữa cá nhân và công ty cần lưu ý điều gì? Trong nền kinh tế thị trường, nắm rõ được các điều này sẽ mang đến rất nhiều lợi ích cho cả người lao động và doanh nghiệp.
 

hợp đồng dịch vụ 1

 Hợp đồng dịch vụ giữa cá nhân và công ty và những lưu ý khi ký kết.


1. Hợp đồng dịch vụ là gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 513, Bộ Luật Dân Sự 2015, hợp đồng dịch vụ được định nghĩa như sau:

“Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ”

Đối tượng của hợp đồng dịch vụ là công việc có thể thực hiện được, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Bên sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ cung cấp cho bên cung ứng dịch vụ thông tin, tài liệu và các phương tiện cần thiết để thực hiện công việc, nếu có thỏa thuận hoặc việc thực hiện công việc đòi hỏi và trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ theo thỏa thuận.

2. Hợp đồng dịch vụ của cá nhân và công ty

Trên thực thế có rất nhiều hợp đồng dịch vụ được ký kết giữa cá nhân và công ty. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm được loại hợp đồng này.

2.1 Hợp đồng dịch vụ giữa cá nhân và công ty là gì?

Hợp đồng dịch vụ của cá nhân với công ty là hợp đồng cung cấp dịch vụ được ký kết giữa cá nhân với công ty. Hợp đồng dịch vụ được lập để ghi nhận sự thỏa thuận đồng thời xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự giữa cá nhân với công ty.

2.2 Khi nào cần ký kết hợp đồng dịch vụ giữa cá nhân và công ty

Trong trường hợp phát sinh nhu cầu về dịch vụ của cá nhân hoặc công ty và các bên đạt được các thỏa thuận chung thì lập hợp đồng dịch vụ giữa cá nhân và công ty để đảm bảo lợi ích cho các bên.

Hợp đồng dịch vụ giữa cá nhân và công ty có thể là một trong 2 trường hợp sau:

  • Cá nhân thực hiện một công việc hoặc cung cấp một dịch vụ nào đó cho công ty;
  • Công ty thực hiện một công việc hoặc cung cấp một dịch vụ nào đó cho cá nhân.
hợp đồng dịch vụ 2

Hợp đồng dịch vụ vận chuyển được ký giữa cá nhân và công ty.

Ví dụ:

  • Cá nhân thiết kế ảnh cho công ty/doanh nghiệp
  • Cá nhân Seo/chạy quảng cáo cho doanh nghiệp
  • Công ty cung cấp dịch vụ vệ sĩ/bảo vệ cho cá nhân
  • Công ty cung cấp dịch vụ làm đẹp cho cá nhân
  • Công ty cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh cho cá nhân

….

2. Mẫu hợp đồng dịch vụ giữa cá nhân và công ty

Mẫu hợp đồng dịch vụ giữa cá nhân và công ty có rất nhiều loại, có thể là hợp đồng dịch vụ bảo vệ, hợp đồng dịch vụ vận chuyển, hợp đồng dịch vụ tư vấn pháp lý, hợp đồng dịch vụ chăm sóc, làm đẹp, dịch vụ lữ hành…

Dưới đây là một vài mẫu hợp đồng dịch vụ thường gặp:

hợp đồng dịch vụ 3

Mẫu hợp đồng dịch vụ pháp lý.

hợp đồng dịch vụ 4

Mẫu hợp đồng thuê dịch vụ bảo vệ.

 

hợp đồng dịch vụ 5

Mẫu hợp đồng dịch vụ cho thuê thiết bị.

hợp đồng dịch vụ 6

Mẫu hợp đồng dịch vụ ủy quyền đăng ký kinh doanh.

Tùy từng mục đích, đối tượng của hợp đồng dịch vụ mà cá nhân và công ty sẽ soạn thảo nội dung cho phù hợp. Nội dung hợp đồng cần ghi rõ thông tin của bên thuê dịch vụ và bên cho thuê dịch vụ, ghi rõ nội dung dịch vụ thực hiện, quyền và trách nhiệm của các bên tham gia hợp đồng.

3. Lưu ý khi ký hợp đồng dịch vụ giữa cá nhân và công ty

Khi ký hợp đồng dịch vụ giữa cá nhân và doanh nghiệp/công ty cần lưu các các quy định về hợp đồng dịch vụ được quy định tại các Điều 514 đến Điều 521 của Bộ luật Dân sự 2015. Cụ thể:

Về đối tượng của hợp đồng dịch vụ: là công việc có thể thực hiện được, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Về nghĩa vụ của bên sử dụng dịch vụ: cung cấp thông tin, tài liệu và các phương tiện cần thiết để thực hiện công việc, nếu có thỏa thuận hoặc việc thực hiện công việc đòi hỏi; trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ theo thỏa thuận.

hợp đồng dịch vụ 7

Quyền và nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ.

Về quyền của bên sử dụng dịch vụ: Yêu cầu bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc theo đúng chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm và thỏa thuận khác. Trường hợp bên cung ứng dịch vụ vi phạm thì có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Về nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ:

  • Thực hiện công việc đúng chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm và thỏa thuận khác;
  • Bảo đảm giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong thời gian thực hiện công việc, nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định;
  • Báo ngay cho bên sử dụng dịch vụ về việc thông tin, tài liệu không đầy đủ, phương tiện không bảo đảm chất lượng để hoàn thành công việc;
  • Bồi thường thiệt hại nếu làm mất, hư hỏng tài liệu, phương tiện được giao hoặc tiết lộ bí mật thông tin. Không được giao tài liệu, phương tiện cho người khác nếu không có sự đồng ý của bên sử dụng dịch vụ; bảo quản và hoàn trả tài liệu và phương tiện được giao sau khi hoàn thành công việc.

Về quyền của bên cung ứng dịch vụ: yêu cầu bên sử dụng dịch vụ cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện để thực hiện công việc; được thay đổi điều kiện dịch vụ vì lợi ích của bên sử dụng dịch vụ; yêu cầu bên sử dụng dịch vụ trả tiền dịch vụ.

Về trả tiền dịch vụ: Bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ theo thỏa thuận.

Về đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dịch vụ:

  • Bên sử dụng dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, nhưng phải báo cho bên cung ứng dịch vụ biết trước một thời gian hợp lý khi không nhận được lợi ích; bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền công theo phần dịch vụ mà bên cung ứng dịch vụ đã thực hiện và bồi thường thiệt hại.
  • Trường hợp bên sử dụng dịch vụ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ thì bên cung ứng dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Về việc tiếp tục hợp đồng dịch vụ: sau khi kết thúc thời hạn thực hiện công việc theo hợp đồng dịch vụ mà công việc chưa hoàn thành thì hợp đồng dịch vụ đương nhiên được tiếp tục thực hiện theo nội dung đã thỏa thuận cho đến khi công việc được hoàn thành (khi các bên không phản đối).

Trên đây là thông tin về hợp đồng dịch vụ giữa cá nhân và công  ty và những nội dung cần lưu ý khi ký kết hợp đồng dịch vụ. Hợp đồng dịch vụ giữa cá nhân và công ty có thể ký kết dưới dạng văn bản giấy hoặc hợp đồng điện tử và có xác nhận bằng chữ ký số hoặc chữ ký ảnh (đối với cá nhân).