Trang chủ Tin tức Hợp đồng lao động có thời hạn được phép ký tối đa mấy lần ?

Hợp đồng lao động có thời hạn được phép ký tối đa mấy lần ?

Bởi: icontract.com.vn - 13/04/2022 Lượt xem: 3049 Cỡ chữ tru cong

Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên. Dưới đây là một số quy định về hợp đồng lao động mới nhất mà doanh nghiệp và người lao động cần ghi nhớ!

1. Các loại hợp đồng lao động phổ biến

Giao kết hợp đồng là việc các bên tham gia bày tỏ ý chí về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ trong hợp đồng, trên cơ sở tuân thủ nguyên tắc theo quy định của pháp luật trong một khoảng thời gian cụ thể. 

Bộ Luật lao động 2012 quy định: Có 3 loại hợp đồng lao động như sau:

  • Hợp đồng lao động xác định thời hạn: Là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định rõ ràng thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực hợp đồng (12-36 tháng) tùy theo thỏa thuận của 2 bên. 
  • Hợp đồng lao động không xác định thời hạn: Là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời gian, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.
  • Hợp đồng lao động mùa vụ hoặc khoán theo công việc nhất định: Có thời hạn dưới 12 tháng. 

quy định 1

Một số quy định về hợp đồng lao động mới nhất

2. Hợp đồng lao động có thời hạn được ký tối đa mấy lần?

Theo quy định, sau khi hết hợp đồng lao động có thời hạn, nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong vòng 30 ngày kể từ ngày hết hạn hợp đồng, hai bên sẽ phải tiếp tục ký hợp đồng mới. Nếu không ký kết hợp đồng mối, thì hợp đồng xác định thời hạn sẽ trở thành hợp đồng không xác định thời hạn, và hợp đồng mùa vụ sẽ trở thành hợp đồng xác định thời hạn (24 tháng).

Trong trường hợp tiếp tục ký hợp đồng mới (hợp đồng xác định thời hạn) thì hai bên sẽ chỉ được ký thêm duy nhất 1 lần nữa. Sau đó, nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký tiếp hợp đồng không xác định thời hạn. Tức là, hợp đồng lao động có thời hạn sẽ được ký tối đa 2 lần. 

quy định hợp đồng

Hợp đồng lao động có thời hạn ký tối đa 2 lần

Ngoài ra, với những công việc có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên, các bên không được thực hiện giao kết hợp đồng lao động thời vụ. Trừ trường hợp làm hợp đồng tạm thời để thay thế người đi thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghỉ theo chế độ thai sản, ốm đau hoặc tai nạn lao động…

Theo quy định tại Điều 25, Nghị định 05/2015/NĐ-CP, thời hạn hợp đồng lao động chỉ được sửa đổi 1 lần bằng phụ lục hợp đồng lao động và không được làm thay đổi loại hợp đồng đã giao kết. Ngoại trừ trường hợp kéo dài thời hạn hợp đồng với người cao tuổi hoặc cán bộ công đoàn không chuyên trách quy định tại Khoản 6, Điều 192, Bộ Luật lao động. 

Như vậy, thời hạn hợp đồng sẽ chỉ được sửa đổi 1 lần bằng phụ lục hợp đồng lao động, nhưng không được làm thay đổi loại hợp đồng đã giao kết. Trong mọi trường hợp khác, doanh nghiệp chỉ được ký tối đa 2 hợp đồng lao động xác định thời hạn với người lao động. Mỗi lần chỉ được ký thêm 1 phụ lục lao động để thay đổi hợp đồng, nhưng không được làm thay đổi loại hợp đồng đã giao kết trước đó. 

Nếu vi phạm, doanh nghiệp có thể bị phạt từ 1 triệu đến 20 triệu đồng theo Khoản 1, Điều 5, Nghị định 95/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 88/2015/NĐ-CP.

3. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng theo pháp luật

Hiện nay, có những trường hợp nào được chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật? 

3.1. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động

  • Hết hạn hợp đồng lao động.
  • Đã hoàn thành công việc theo quy định của hợp đồng.
  • Hai bên cùng thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng.
  • Người lao động đủ điều kiện về thời gian đóng BHXH và tuổi hưởng lương hưu.
  • Người lao động bị kết án tù, hoặc bị cấm làm việc theo quyết định của tòa án.
  • Người lao động bị chết, hoặc bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.
  • Người sử dụng lao động là cá nhân bị chết, bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.
  • Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải.
  • Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng.
  • Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định của pháp luật. 
  • Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp. 

quy định hợp đồng 3

Người lao động có quyền chấm dứt hợp đồng lao động

3.2. Trường hợp người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng

  • Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc, hoặc không được đảm bảo điều kiện làm việc như trong hợp đồng.
  • Không được trả lương hoặc trả không đầy đủ như trong hợp đồng.
  • Bị ngược đãi hoặc quấy rối. 
  • Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn, không thể tiếp tục công việc.
  • Được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước.
  • Lao động mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh có thẩm quyền. 
  • Bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục (hợp đồng xác định thời hạn) hoặc ¼ thời hạn hợp đồng (hợp đồng mùa vụ) mà chưa hồi phục. 

3.3. Trường hợp người sử dụng lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng

  • Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo quy định
  • Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục (hợp đồng không xác định thời hạn), 6 tháng liên tục (hợp đồng xác định thời hạn), hơn ½ thời hạn hợp đồng (hợp đồng mùa vụ) mà chưa hồi phục sức khỏe. 
  • Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc các lý do bất khả kháng khác khiến người sử dụng lao động buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc. 
  • Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn hoãn hợp đồng lao động. 

Trên đây là một số quy định cơ bản của pháp luật về hợp đồng lao động. Hy vọng bài viết đã cung cấp thông tin hữu ích cho quý độc giả.