Trang chủ Tin tức Chủ thể của hợp đồng thương mại được quy định như thế nào ?

Chủ thể của hợp đồng thương mại được quy định như thế nào ?

Bởi: icontract.com.vn - 16/05/2023 Lượt xem: 5539 Cỡ chữ tru cong

   Chủ thể của hợp đồng thương mại được quy định như thế nào? Tùy từng loại hợp đồng mà điều kiện chủ thể có thể khác nhau. Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin về điều kiện chủ thể khi tham gia giao kết hợp đồng thương mại mà doanh nghiệp cần chú ý khi giao kết, mời Quý bạn đọc tham khảo!

1. Chủ thể của hợp đồng thương mại

hợp đồng thương mại 1

Chủ thể của hợp đồng thương mại chủ yếu là các thương nhân.

1.1. Hợp đồng thương mại là gì?

Hiện nay, pháp luật Việt Nam không có khái niệm chính thức về Hợp đồng thương mại. Tuy nhiên, tại Luật Thương mại năm 2005 có định nghĩa về “Hoạt động thương mại” như sau:

“Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.”

Có thể kết luận, hợp đồng thương mại được hiểu là sự thỏa thuận giữa thương nhân với thương nhân, thương nhân với các bên có liên quan nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ giữa các bên trong hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thương mại và xúc tiến thương mại.

1.2. Chủ thể hợp đồng thương mại

Hợp đồng thương mại được thiết lập chủ yếu giữa các thương nhân. Theo quy định của Luật thương mại 2005, thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động kinh doanh một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. (Khoản 1, Điều 6, Luật Thương mại 2005).

Ngoài chủ thể là thương nhân, các tổ chức, cá nhân không phải là thương nhân cũng có thể trở thành chủ thể trong hợp đồng thương mại. Hoạt động của bên chủ thể không phải là thương nhân và không nhằm mục đích lợi nhuận trong quan hệ thương mại phải tuân theo Luật thương mại khi chủ thể này lựa chọn áp dụng Luật thương mại (Khoản 3, Điều 1, Luật Thương mại 2005).

Có những quan hệ hợp đồng trong thương mại đòi hỏi các bên đều phải là thương nhân (Hợp đồng đại diện cho thương nhân, hợp đồng đại lý thương mại, hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại…); bên cạnh đó có những hợp đồng thương mại chỉ đòi hỏi ít nhất một bên là thương nhân (hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa, hợp đồng dịch vụ bán đấu giá hàng hóa, hợp đồng môi giới thương mại, hợp đồng dịch vụ xây dựng, hợp đồng bảo hiểm…).

2. Quy định về chủ thể của hợp đồng thương mại

Để hợp đồng thương mại có hiệu lực, chủ thể trong hợp đồng thương mại phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

2.1. Chủ thể tham gia hợp đồng phải có năng lực chủ thể

hợp đồng thương mại 2

Thương nhân phải có giấy phép đăng ký kinh doanh khi giao kết hợp đồng.

Các chủ thể tham gia hợp đồng phải có năng lực chủ thể để thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Trong hợp đồng thương mại, chủ thể tham gia hợp đồng thương mại chủ yếu là thương nhân và khi tham gia hợp đồng các thương nhân phải đáp ứng điều kiện là có đăng ký kinh doanh hợp pháp để thực hiện công việc đã thỏa thuận trong hợp đồng.

Đối với trường hợp mua bán hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực kinh doanh có điều kiện thì các chủ thể còn phải có giấy phép hành nghề kinh doanh. Như vậy, giấy đăng ký kinh doanh và trong một số ngành nghề còn bao gồm cả giấy phép hành nghề là cơ sở để xác định năng lực pháp luật của các chủ thể tham gia hợp đồng.

2.2. Đại diện của các bên giao kết hợp đồng phải là người đại diện hợp pháp

hợp đồng thương mại 3

Đại diện các bên giao kết hợp đồng phải là người đại diện hợp pháp.

Để hợp đồng thương mại có hiệu lực, đại diện của các bên giao kết hợp đồng thương mại phải là người đại diện hợp pháp. Đại diện hợp pháp của chủ thể hợp đồng có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền. Theo quy định tại Điều 142, Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ trường hợp sau:

  • Người đại diện hợp pháp của bên được đại diện chấp nhận;
  • Người được đại diện biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý;
  • Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao kết không biết hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện hợp đồng với mình không có quyền đại diện.

Bên cạnh đó, trừ trường hợp người người được đại diện biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện mà vẫn thực hiện giao kết hợp đồng thì:

+ Hợp đồng do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện sẽ không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện thì người không có quyền đại diện vẫn phải thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng,

+ Người đã giao kết với người không có quyền đại diện có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hoặc hủy bỏ giao kết đã xác lập và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

+ Trường hợp người không có quyền đại diện và người đã giao dịch cố ý xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà gây thiệt hại cho người được đại diện thì phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại.

Qua bài viết trên hy vọng sẽ cung cấp nhiều thông tin hữu ích đến bạn đọc. Ngoài ra, để được tư vấn thêm về phần mềm ký kết hợp đồng điện tử iContract, vui lòng liên hệ qua thông tin dưới đây: 

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://icontract.com.vn/