Các điều khoản trong hợp đồng thương mại quốc tế cần lưu ý
Các điều khoản trong hợp đồng thương mại quốc tế cần lưu ý là gì? Hợp đồng thương mại quốc tế là một phần không thể thiếu trong kinh doanh đối với các doanh nghiệp muốn mở rộng thị trường. Tuy nhiên, việc lựa chọn, hiểu và ký kết hợp đồng thương mại quốc tế đòi hỏi các bên phải nắm vững các điều khoản quan trọng trong hợp đồng. Bài viết này sẽ cung cấp cho Quý bạn đọc một số kiến thức cơ bản về các điều khoản quan trọng cần lưu ý trong hợp đồng thương mại quốc tế.
Các điều khoản trong hợp đồng thương mại quốc tế cần lưu ý.
1. Tổng quan về hợp đồng thương mại quốc tế
Theo pháp luật về hợp đồng, Hợp đồng thương mại quốc tế là hợp đồng được thỏa thuận giữa các thương nhân có trụ sở thương mại (địa điểm kinh doanh) nằm trên lãnh thổ của các quốc gia khác nhau để xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ trong kinh doanh thương mại quốc tế.
Hợp đồng thương mại quốc tế là một loại hợp đồng giữa hai hoặc nhiều bên đại diện cho các quốc gia khác nhau, với mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh liên quan đến hàng hóa và dịch vụ. Hợp đồng thương mại quốc tế cần được thực hiện theo các quy định của pháp luật và các quy tắc quốc tế, đồng thời cần đảm bảo tính công bằng và tôn trọng quyền lợi của các bên.
2. Các điều khoản trong hợp đồng thương mại quốc tế
Dưới đây là những điều khoản cơ bản và quan trọng nhất mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần lưu ý khi ký kết các hợp đồng thương mại quốc tế.
2.1. Điều khoản về Hàng hóa
Kiểm định hàng hóa trước khi giao cho bên mua.
Điều khoản này quy định về các thông tin liên quan đến hàng hóa, bao gồm tên hàng hóa, số lượng, chất lượng, thông tin về đóng gói và vận chuyển... Bên mua và bên bán cần phải đồng ý về các thông tin này để tránh những tranh chấp về hàng hóa sau này. Điều khoản về hàng hóa bao gồm:
- Mô tả Hàng hóa (các chi tiết cần thiết để xác định/đặc định hàng hóa – đối tượng của thương vụ mua bán - gồm chất lượng yêu cầu, mô tả hàng hóa, các loại chứng nhận, nguồn gốc xuất xứ, Các chi tiết khác).
- Số lượng Hàng hóa (gồm cả đơn vị đo lường):
- Kiểm định Hàng hóa (nếu việc kiểm định là cần thiết, nêu cụ thể, chi tiết tổ chức chịu trách nhiệm kiểm định chất lượng hoặc số lượng, địa điểm và/ngày hoặc thời gian kiểm định, trách nhiệm chịu chi phí kiểm định).
- Đóng gói.
2.2. Điều khoản về Giá cả và điều kiện thanh toán
Giá cả và điều kiện thanh toán là hai điều rất quan trọng trong một hợp đồng thương mại quốc tế. Các doanh nghiệp cần phải thỏa thuận và đưa ra giá cả cụ thể cho hàng hóa hoặc dịch vụ được cung cấp, cùng với các điều kiện thanh toán rõ ràng và chi tiết.
- Điều khoản về giá bao gồm: Tổng giá, Số tiền bằng số/chữ, loại tiền, phương pháp xác định giá (nếu có).
- Điều khoản về điều kiện thanh toán bao gồm: Phương thức thanh toán (Ví dụ bằng tiền mặt, séc, hối phiếu ngân hàng, chuyển tiền,...), thời hạn thanh toán …
Các bên có thể chọn một trong những phương thức thanh toán được đề cập dưới đây, trong đó nêu cụ thể phương thức thanh toán được chọn và các chi tiết tương ứng:
- Thanh toán trả trước
- Thanh toán bằng phương pháp nhờ thu kèm chứng từ
- Thanh toán bằng tín dụng chứng từ không hủy ngang
- Thanh toán được đảm bảo bằng bảo lãnh ngân hàng
- Các hình thức thanh toán khác.
2.3. Điều khoản về giao hàng
Các bên giao hàng theo điều kiện INCOTERMS.
Khi thỏa thuận điều kiện giao hàng các bên thường sử dụng các thuật ngữ thương mại của INCOTERMS. Thông thường, điều kiện giao hàng phụ thuộc phần lớn vào khả năng của người bán. Đối với những người có khả năng tài chính lớn, nhiều kinh nghiệm thì giao hàng với điều kiện CIF và mua hàng với điều kiện FOB.
Hợp đồng mua bán hàng hóa mang tính quốc tế thường có chi phí vận chuyển trong chiếm 40 - 50% giá trị của hàng hóa. Vì vậy, quy định địa điểm giao hàng có ý nghĩa rất quan trọng. Thông thường, địa điểm giao hàng do các bên quy định trong hợp đồng bằng cách lựa chọn điều kiện giao hàng theo INCOTERMS.
2.4. Điều khoản về chứng từ
Điều khoản này quy định về các chứng từ cần thiết cho việc thực hiện giao dịch. Bên Bán phải chuẩn bị sẵn cho Bên Mua (hoặc để xuất trình cho ngân hàng theo chỉ định của Bên Mua) những chứng từ sau đây:
- Hóa đơn thương mại
- Chứng từ vận tải kèm theo
- Phiếu đóng gói
- Chứng từ bảo hiểm
- Giấy chứng nhận xuất xứ
- Giấy chứng nhận kiểm định
- Chứng từ hải quan
- Các chứng từ khác có liên quan …
Thêm vào đó, Bên Bán cũng phải chuẩn bị cho Bên Mua các chứng từ quy định trong INCOTERMS của ICC theo điều kiện giao hàng mà các bên đã chọn trong Hợp đồng. Bên mua và bên bán cần đồng ý về các điều khoản này để đảm bảo rằng các thủ tục hải quan và thanh toán có thể được thực hiện một cách suôn sẻ.
2.5. Điều khoản về quyền và nghĩa vụ của các bên
Các bên đảm bảo thực hiện nghĩa vụ hợp đồng.
Điều khoản này quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng. Các điều khoản bao gồm quyền và nghĩa vụ về việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ, bảo đảm chất lượng sản phẩm, chịu trách nhiệm về rủi ro và bồi thường thiệt hại trong trường hợp xảy ra sự cố. Bên mua và bên bán cần tuân thủ về các điều khoản này để đảm bảo tính công bằng trong việc thực hiện giao dịch.
2.6. Điều khoản vi phạm hợp đồng
Hợp đồng bị coi là có vi phạm nếu một bên không thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng, bao gồm cả việc giao hàng lỗi, thực hiện chỉ một phần hay chậm thực hiện hợp đồng. Các bên cần cùng thống nhất những trường hợp sẽ bị coi là vi phạm hợp đồng dẫn đến phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại hay chấm dứt hợp đồng.
Nếu một điều khoản bất kỳ bị một tòa án hay cơ quan có thẩm quyền tuyên bố vô hiệu hay không thể thực hiện toàn bộ hay một phần. Các Bên phải có thỏa thuận về việc thực hiện tất cả các nỗ lực hợp lý để thay thế các điều khoản bị vô hiệu bằng các điều khoản có hiệu lực theo luật áp dụng và gần nhất với mục đích ban đầu của hai bên.
2.7. Điều khoản về thủ tục giải quyết tranh chấp
Điều khoản này quy định về việc giải quyết tranh chấp trong trường hợp xảy ra tranh chấp giữa hai bên trong quá trình thực hiện giao dịch. Các điều khoản bao gồm quy trình giải quyết tranh chấp, thời hạn giải quyết, các biện pháp giải quyết tranh chấp…
Các bên thương lượng để giải quyết tranh chấp.
Nếu một tranh chấp phát sinh từ hợp đồng, các bên sẽ thỏa thuận phải cố gắng giải quyết trên tinh thần hòa giải. Bên cạnh đó, các bên cần cân nhắc chỉ định một chủ thể trung gian hỗ trợ việc giải quyết tranh chấp.
Thông thường, trong hợp đồng nếu có bất kỳ tranh chấp, mâu thuẫn hay khiếu nại nào phát sinh từ hoặc có liên quan đến hợp đồng phải được giải quyết cuối cùng theo quy tắc tố tụng của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) bởi một Hội đồng Trọng tài được chỉ định theo các quy tắc tố tụng nói trên.
2.8. Điều khoản về luật áp dụng
Hiện nay, đa số các hợp đồng thương mại quốc tế thường thỏa thuận như sau:
- Các vấn đề liên quan đến hợp đồng mà không thể giải quyết được bằng các quy định trong hợp đồng này thì sẽ được điều chỉnh bởi Công ước của Liên hợp quốc về Hợp đồng Mua bán Hàng hóa Quốc tế (Công ước Mua bán Viên 1980, sau đây gọi là CISG).
- Các vấn đề không được đề cập trong CISG sẽ được điều chỉnh bởi Các Nguyên tắc UNIDROIT về Hợp đồng Thương mại Quốc tế (sau đây gọi là Nguyên tắc UNIDROIT) và nếu các vấn đề đó không được đề cập trong Các Nguyên tắc UNIDROIT thì có thể áp dụng:
- Luật quốc gia áp dụng là luật của nước nơi Bên Bán
- Luật quốc gia áp dụng là luật của nước nơi Bên Mua
- Luật quốc gia áp dụng là luật của một nước thứ ba
3. Lưu ý khi soạn thảo các điều khoản trong hợp đồng
Việc hiểu và đồng ý với các điều khoản trên là rất quan trọng, đảm bảo cho việc thực hiện giao dịch giữa hai bên được diễn ra một cách trơn tru và minh bạch. Hơn nữa, việc tuân thủ các điều khoản này cũng giúp cho các bên tránh được những tranh chấp và rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Đối với các doanh nghiệp muốn tham gia vào thị trường quốc tế, việc hiểu và áp dụng các điều khoản trong hợp đồng thương mại quốc tế là điều không thể thiếu. Việc tìm hiểu và thực hiện đúng các điều khoản này sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể tăng cường mối quan hệ với đối tác nước ngoài và mở rộng quy mô kinh doanh của mình.
iContract hỗ trợ tạo hợp đồng chuyên nghiệp với kho mẫu đa dạng.
Tuy nhiên, việc thực hiện đúng các điều khoản trong hợp đồng thương mại quốc tế cũng đòi hỏi sự hiểu biết chuyên môn sâu rộng. Vì vậy, nếu doanh nghiệp không có đủ chuyên môn để hiểu và thực hiện đúng các điều khoản này, doanh nghiệp nên tìm kiếm sự trợ giúp từ các chuyên gia về thương mại quốc tế.
Phần mềm hợp đồng điện tử iContract với tính năng hỗ trợ tạo hợp đồng với kho mẫu đa dạng sẵn có trên hệ thống có thể giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc tạo lập hợp đồng. Để được tư vấn thêm về phần mềm hợp đồng điện tử iContract, vui lòng liên hệ qua thông tin dưới đây:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://icontract.com.vn/