Trang chủ Tin tức Giải quyết tranh chấp hợp đồng lao động và trình tự xử lý

Giải quyết tranh chấp hợp đồng lao động và trình tự xử lý

Bởi: icontract.com.vn - 20/08/2024 Lượt xem: 1145 Cỡ chữ tru cong

   Tranh chấp trong các hợp đồng lao động là điều có thể xảy ra do nhầm lẫn hoặc thiếu hiểu biết pháp luật. Vậy giải quyết tranh chấp hợp đồng lao động được xử lý theo trình tự như thế nào? Ai là người có thẩm quyền xử lý các tranh chấp đó? Mời quý độc giả cùng dõi theo bài viết bên dưới. 

1. Các trường hợp tranh chấp hợp đồng lao động phổ biến

Trong quá trình lao động và thôi việc, người lao động và người sử dụng lao động đôi khi xảy ra một số tranh chấp do nhiều yếu tố. Dưới đây là một số ví dụ những vấn đề tranh chấp thường gặp trong lao động:

- Tranh chấp tiền lương

- Tranh chấp về tiền BHXH

- Tranh chấp về việc chấm dứt hợp đồng lao động

- Tranh chấp về khoản tiền trợ cấp khi thôi việc

- Tranh chấp về việc kỷ luật trong thời gian lao động

- Tranh chấp về bồi hoàn kinh phí đào tạo

- Tranh chấp về tiền bồi thường tai nạn lao động

- Tranh chấp về khoản tiền trợ cấp thương binh

- Tranh chấp khiếu kiện tiền lương hưu

2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng lao động thuộc về ai?

tranh chấp 1

Cơ quan, tổ chức nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng lao động?

- Điều 191, Bộ luật lao động 2019 quy định: Các cơ quan, tổ chức, cá nhân sau có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân:

+ Hòa giải viên lao động.

+ Hội đồng trọng tài lao động.

+ Tòa án nhân dân.

- Đặc biệt đối với các trường hợp tranh chấp lao động tập thể về quyền, tranh chấp lao động phải tuân theo trình tự giải quyết với Hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu lên Tòa án hoặc Hội đồng trọng tài lao động.

3. Quy trình giải quyết tranh chấp lao động

tranh chấp 2

Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng lao động.

Từ Điều 188 & 189, Bộ luật lao động 2019, quy trình, thủ tục xử lý và giải quyết các trường hợp tranh chấp hợp đồng lao động được hệ thống lại qua các bước như sau:

3.1 Các bên giải quyết tranh chấp thông qua thủ tục với hòa giải viên lao động.

- Tranh chấp lao động cá nhân phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động (trừ một số trường hợp không bắt buộc được nêu ở phần 4 của bài viết).

- Các bên tranh chấp tiến hành phiên họp hòa giải (có thể ủy quyền người đại diện). Khi đó, trách nghiệm của Hòa giải viên lao động là hướng dẫn, hỗ trợ các bên thương lượng để giải quyết tranh chấp.

- Hòa giải thành hoặc không thành:

+ Trường hợp các bên thỏa thuận được, hòa giải viên lập biên bản hòa giải thành.

+ Trường hợp các bên hòa giải không thành, hòa giải viên có thể nêu ra phương án hòa giải để các bên cân nhắc tham khảo.

  • Sau đó, khi các bên chấp nhận phương án hòa giải thì hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành.
  • Trường hợp hợp các bên không chấp nhận phương án hòa giải của hòa giải viên thì hòa giải viên lập biên bản hòa giải không thành.
  • Trường hợp có bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ 2 lần mà vẫn vắng mặt (không có lý do chính đáng) thì hòa giải viên cũng lập biên bản hòa giải không thành.

- Sau 1 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản kết thúc hòa giải, các bên tranh chấp sẽ được gửi 1 bản sao (gồm cả biên bản hòa giải thành hoặc không thành.) 

- Nếu một trong các bên không thực hiện theo thỏa thuận của biên bản thì bên còn lại có quyền yêu cầu lên Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án để giải quyết tranh chấp.

3.2 Lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp mới sau động sau 5 ngày hòa giải không thành.

Trường hợp hết thời hạn hòa giải (5 ngày làm việc với hòa giải viên) mà hòa giải không thành theo quy định tại khoản 4 Điều này thì các bên tranh chấp có quyền lựa chọn một trong hai phương thức dưới đây:

a) Hội đồng trọng tài lao động.

+ Thành lập Ban trọng tài lao động trong 7 ngày làm việc.

+ Ban trọng tài đưa ra quyết định để giải quyết tranh chấp (trong vòng 30 ngày).

b) Tòa án.

Lưu ý:

- Không được yêu cầu song song Tòa án và Hội đồng trọng tài lao động cùng giải quyết.

- Khi nào các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp?

  • Khi các tình huống tranh chấp rơi vào các trường hợp được liệt kê ở mục 4 của bài viết / theo khoản 1, Điều 188, Bộ Luật lao động 2019.
  • Khi các bên lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp là Ban trọng tài lao động mà Ban trọng tài lao động không ra quyết định giải quyết tranh chấp theo thời hạn nêu trên thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
  • Khi một trong các bên tranh chấp không thi hành quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động.

4. Các trường hợp tranh chấp hợp đồng lao động được kiện thẳng ra Tòa án

tranh chấp 3

Khi nào thì tranh chấp lao động được kiện thẳng ra Tòa án?

Theo Khoản 1, Điều 188, Bộ Luật lao động 2019, tranh chấp lao động cá nhân không nhất thiết phải làm việc với Hòa giải viên lao động (không cần thông qua thủ tục hòa giải) với các trường hợp sau:

- Các vấn đề bồi thường thiệt hại hoặc trợ cấp thôi việc.

- Tranh chấp giữa người sử dụng lao động là người giúp việc hộ gia đình.

- Tranh chấp về BHXH, BHYT, BHTN, BH tai nạn lao động và các bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

- Mâu thuẫn về việc sa thải hoặc tình huống đơn phương chấm dứt HĐLĐ.

- Tranh chấp về việc người lao động đòi doanh nghiệp bồi thường thiệt hại.

- Tranh chấp bồi thường giữa tổ chức đưa người lao động đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng.

- Tranh chấp giữa người lao động được thuê lại và người sử dụng những người lao động đó.

5. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong giải quyết tranh chấp hợp đồng lao động

Điều 182, Bộ luật lao động năm 2019 quy định về quyền và nghĩa vụ của hai bên trong giải quyết tranh chấp hợp đồng lao động như sau:

Về quyền:

- Quá trình giải quyết giữa hai bên có thể là sự tham gia trực tiếp hoặc thông qua đại diện (ủy quyền).

- Trong quá trình tranh chấp, khiếu kiện, các bên được phép rút yêu cầu hoặc thay đổi nội dung.

- Các bên có quyền yêu cầu thay đổi người giải quyết tranh chấp nếu có lý do phù hợp cho rằng người đó có thể không khách quan trong việc giải quyết.

Về nghĩa vụ:

- Các bên cần cung cấp kịp thời và đầy đủ chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu giải quyết tranh chấp của mình.

- Các bên cần chấp hành thỏa thuận đã thương lượng; Chấp hành quyết định của Ban trọng tài lao động; Chấp hành bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

Nhìn chung, không có cách thức giải quyết tranh chấp lao động cho tất cả các trường hợp. Tùy vào từng trường hợp tranh chấp trong hợp đồng lao động sẽ có những cách giải quyết khác nhau. Tuy nhiên, việc giải quyết tranh chấp hợp đồng lao động phải tuân theo quy định của pháp luật, Bộ luật lao động. Ngoài việc tham khảo những nguyên tắc nêu trên, bạn đọc cũng có thể tham khảo thực tiễn một số bản án đã lập từ những trường hợp tranh chấp kiện tụng thực tế.