Trang chủ Tin tức Hợp đồng thỏa thuận là gì? Sự khác nhau giữa hợp đồng & biên bản thỏa thuận

Hợp đồng thỏa thuận là gì? Sự khác nhau giữa hợp đồng & biên bản thỏa thuận

Bởi: icontract.com.vn - 09/09/2022 Lượt xem: 8719 Cỡ chữ tru cong

Hợp đồng thỏa thuận là gì? Sự khác nhau giữa hợp đồng thỏa thuận và biên bản thỏa thuận là gì? không phải ai cũng nắm rõ, các cá nhân tổ chức lưu ý phân biệt để công việc được thuận lợi tránh các trường hợp mâu thuẫn và xảy ra tranh chấp. 

hợp đồng thỏa thuận

Tìm hiểu hợp đồng thỏa thuận là gì và cách phân biệt với bản thỏa thuận.

1. Hợp đồng thỏa thuận là gì?

Không có định nghĩa cụ thể về hợp đồng thỏa thuận là gì, tuy nhiên thông qua việc định nghĩa về hợp đồng có thể đưa ra các định nghĩa về hợp đồng. 

Thỏa thuận là gì? thỏa thuận được hiểu là sự nhất trí chung của các bên (có thể là cá nhân hoặc tổ chức) về vấn đề, sự việc nào đó từ đó xác lập các quyền và nghĩa vụ của các bên để đạt được lợi ích. Sự thỏa thuận này có thể không được nhất trí hoàn toàn (tức không có ý kiến phản đối hoặc đối lập) của các bên tham gia thỏa thuận.

Bên cạnh đó theo Điều 385, Bộ Luật dân sự 2015 quy định “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. 

Như vậy, hợp đồng thỏa thuận có thể hiểu là một loại hợp đồng dân sự được thực hiện với nhu cầu của các bên liên quan. Hợp đồng ghi nhận sự thỏa thuận của các bên về việc xác nhận, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của chính các bên tham gia thỏa thuận. 

Hợp đồng thỏa thuận có đặc trưng:

  • Dựa trên ý chí tự nguyện, tự do của các bên tham gia
  • Nội dung hợp đồng thỏa thuận tồn tại dưới dạng quyền và nghĩa vụ
  • Có tính pháp lý 
  • Hợp đồng xác lập hoặc làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

2. Khi nào sử dụng hợp đồng thỏa thuận

Hợp đồng thỏa thuận được sử dụng khi sự thỏa thuận ý chí giữa các bên tham gia cần sự thống nhất cao và cần được đảm bảo thực hiện một cách nghiêm túc. Đặc biệt hợp đồng thỏa thuận được chứng thực do đó có tính pháp lý được Pháp luật bảo vệ bằng các các chế tài. 

Dưới đây là một vài trường hợp sử dụng hợp đồng thỏa thuận phổ biến:

  • Người sử dụng lao động thuê người lao động làm việc cho mình 
  • Các bên thỏa thuận về việc cho thuê xe du lịch
  • Thỏa thuận về cung ứng nguyên vật liệu xây nhà
  • Thỏa thuận thuê nhà kinh doanh và bảo quản nhà
  • Thỏa thuận phiên dịch trong các hội nghị hội thảo

Trong hợp đồng thỏa thuận sẽ ghi lại nội dung thỏa thuận bao gồm cả quyền lợi, trách nhiệm được các bên tham gia cùng thống nhất. Theo đó, các bên tham gia phải đảm bảo tuân thủ đúng nội dung hợp đồng thỏa thuận để đạt được kết quả và mục tiêu đề ra. Trong trường hợp vi phạm thì căn cứ vào các nội dung đã thỏa thuận về xử phạt, đền bù để giải quyết 

4. Sự khác nhau giữa hợp đồng thỏa thuận và biên bản thỏa thuận

Hợp đồng thỏa thuận và biên bản thỏa thuận trên thực tế là hai loại khác nhau nhưng có cùng điểm chung đó là mục đích xác nhận các thỏa thuận và ý kiến 

Về bản chất: 

  • Hợp đồng thỏa thuận và bản thỏa thuận đều có sự thống nhất ý chí giữa các bên và đều dùng làm căn cứ để các bên cùng nhau thực hiện để đi đến mục tiêu nhất định.
  • Bản thỏa thuận cũng là một dạng hình thức khác của hợp đồng thỏa thuận  tuy nhiên bản thỏa thuận được thể hiện bằng văn bản để trao đổi và bàn bạc về một vấn đề có liên quan tới hai hay nhiều bên cùng tham gia. Xét về mặt tính chất thì bản thỏa thuận thường là văn bản được thực hiện để bày tỏ nguyện vọng ý chí của một bên, các bên còn lại trong quan hệ liên quan đều đồng ý và phải thực hiện theo những điều đã thể hiện trong bản thỏa thuận

hợp đồng thỏa thuận 2

Ký hợp đồng thỏa thuận khi các bên thống nhất ý kiến. 

Về mặt hình thức:

  • Hợp đồng thỏa thuận có thể được giao kết thông qua hình thức bằng miệng (lời nói), bằng văn bản hoặc bằng ngôn ngữ ký hiệu. Hợp đồng được chứng thực của các bên tham gia và có thể là cơ quan có thẩm quyền (áp dụng với một số bản hợp đồng thỏa thuận)
  • Bản thỏa thuận bắt buộc phải được thực hiện dưới hình thức văn bản được thể hiện bằng chữ viết, có thể có chứng thực hoặc không

Về mặt nội dung:

  • Nội dung của hợp đồng thỏa thuận phải đảm bảo tuân thủ theo quy định của pháp luật. Hợp đồng phải có những nội dung được pháp luật quy định cụ thể ví dụ như chủ thể hợp đồng, đối tượng hợp đồng, thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng, trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; phương thức giải quyết tranh chấp…
  • Nội dung của bản thỏa thuận do các bên thỏa thuận với nhau theo ý chí thống nhất.

Về trình tự giao kết hợp đồng:

  • Đối với hợp đồng thỏa thuận được giao kết theo trình tự: Đề nghị giao kết hợp đồng => Thay đổi, hủy bỏ, chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng => Chấp nhận đề nghị giao kết
  • Đối với bản thỏa thuận: Được xác lập khi các bên thống nhất ý kiến, xác lập mối quan hệ pháp lý. Các bên tham gia sẽ chủ động gặp mặt tiến hành thỏa thuận xác lập và xây dựng bản thỏa thuận cùng giải quyết vấn đề. 

Hiểu rõ hợp đồng thỏa thuận là gì? Phân biệt hợp đồng thỏa thuận với bản thỏa thuận sẽ giúp các bên tham gia ký kết lựa chọn đúng phương thức giao kết phù hợp. Đồng thời thuận giải quyết công việc, đảm bảo quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên tham gia.