Trang chủ Tin tức Các loại hợp đồng thương mại & xử phạt đối với hành vi vi phạm

Các loại hợp đồng thương mại & xử phạt đối với hành vi vi phạm

Bởi: icontract.com.vn - 15/08/2022 Lượt xem: 1989 Cỡ chữ tru cong

   Thương mại là một trong những yếu tố hàng đầu giúp nền kinh tế phát triển. Theo đó, việc giao kết hợp đồng thương mại cũng ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, có các loại hợp đồng thương mại nào và xử phạt đối với hành vi vi phạm hợp đồng. Bài viết sau sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.

loại hợp đồng 1
Các loại hợp đồng thương mại mới nhất 2022 

1. Hợp đồng thương mại và tầm quan trọng của hợp đồng thương mại

1.1 Hợp đồng thương mại là gì?

Theo quy định tại Điều 388, Bộ Luật lao động 2005 thì hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. 

Tuy nhiên, Pháp luật Việt Nam lại không có khái niệm về hợp đồng thương mại mà chỉ có khái niệm về hoạt động thương mại. Tại Khoản 1, Điều 3, Luật Thương mại 2005 có định nghĩa về “Hoạt động thương mại” như sau:

“Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.”

Như vậy, có thể hiểu về hợp đồng thương mại là sự thỏa thuận hợp tác giữa các bên về hoạt động thương mại gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại… nhằm mục đích sinh lợi trong đó xác lập rõ quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên tham gia.

1.2 Tầm quan trọng của hợp đồng thương mại

Hợp đồng thương mại có tầm quan trọng đặc biệt trong hoạt động thương mại, mua bán, trao đổi hàng hóa dịch vụ. Thông qua hợp đồng thương mại các bên tham gia hợp đồng sẽ xác lập mối quan hệ pháp lý với nhau. 

  • Phân rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng 
  • Là căn cứ pháp lý để giải quyết các vấn đề khi có tranh chấp xảy ra, bảo vệ lợi ích hợp pháp của các bên tham gia hợp đồng.
  • Giúp doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân nâng cao uy tín, sức cạnh tranh của mình trong hoạt động kinh doanh. 
  • Giảm thiểu tối đa các rủi ro trong kinh doanh, mua bán trao đổi hàng hóa.

Có thể thấy khi ký kết hợp thương mại, là một trong những văn bản quan trọng thiết lập mối quan hệ và “luật chơi” trong kinh doanh. Thông qua hợp đồng, các doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân sẽ được pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, từ đó tránh được những nguy cơ bị lường gạt.

2. Các loại hợp đồng thương mại 

Trên thực tế, có rất nhiều các loại hợp đồng thương mại khác nhau. Người ta sẽ căn cứ vào các bên tham gia hợp đồng, đối tượng của hợp đồng, mục đích ký kết hợp đồng để lựa chọn loại hợp đồng thương mại phù hợp.

loại hợp đồng 2

Chủ thể ký kết hợp động thương mại thường là các thương nhân hoặc một bên là thương nhân.

2.1 Các loại hợp đồng thương mại

Pháp luật không quy định khái niệm về hợp đồng thương mại do đó pháp luật cũng không quy định cụ thể về các loại hợp đồng thương mại. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển của nền kinh tế và đặc điểm giao dịch người ta phân chia hợp đồng thương mại dựa trên các tiêu chí như:

  • Theo các lĩnh vực kinh doanh thương mại: VD hợp đồng dịch vụ làm đẹp, hợp đồng dịch vụ cho thuê xe, thuê nhà, hợp đồng dịch vụ tư vấn pháp luật, hợp đồng cung cấp vật liệu xây dựng, hợp đồng mua bán dụng cụ y tế…
  • Theo nghĩa vụ của hợp đồng: VD hợp đồng cung cấp thông tin, hợp đồng bảo mật thông tin, hợp đồng học tập nghiên cứu…
  • Theo hình thức của hợp đồng: VD hợp đồng song phương, hợp đồng đa phương, hợp đồng song ngữ…

Phân biệt các loại hợp đồng sẽ giúp các bên tham gia ký kết thuận lợi ký kết hợp đồng, đảm bảo quyền, lợi ích trong quá trình thực hiện hoạt động thương mại.

2.2  Một trong các bên tham gia hợp đồng thương mại là thương nhân

Các loại hợp đồng thương mại đề có đặc điểm chung là một trong các bên hoặc tất cả các bên là thương nhân. Các thương nhân sẽ thực hiện mua bán trao đổi hàng hóa, dịch vụ với nhau hoặc với các đối tượng khác. Vậy, thương nhân gồm những đối tượng nào? Căn cứ theo Điều 6, Luật thương mại 2005 quy định thương nhân bao gồm:

  • Tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp;
  • Cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.

Thương nhân có đặc quyền hoạt động thương mại trong các ngành nghề, tại các địa bàn, dưới các hình thức và theo các phương thức mà pháp luật không cấm.

3. Xử phạt đối với hành vi vi phạm hợp đồng thương mại 

Mặc dù đã ký kết hợp đồng thương mại tuy nhiên không ít các bên vẫn vi phạm hợp đồng vì nhiều lý do. Các lý do có thể đến từ nguyên nhân khách quan hoặc nguyên nhân chủ quan nhằm mục đích trục lợi về phía mình.

loại hợp đồng 3

Xử phạt hành vi vi phạm hợp đồng thương mại bằng các chế tài.

3.1 Các biểu hiện của vi phạm hợp đồng thương mại

hành vi vi phạm hợp đồng được hiểu là những hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các thỏa thuận và cam kết được ghi nhận tại hợp đồng trong quá trình hoạt động thương mại. Các biểu hiện của vi phạm hợp đồng thương mại rất đa dạng, có thể là các hành vi sau:

  • Cung cấp thông tin sai lệch cho đối tác
  • Bàn giao sản phẩm không đúng số lượng, đóng hàng sai quy chuẩn gây thiệt hại 
  • Một trong các bên không thực hiện đúng trách nhiệm và nghĩa vụ của mình;
  • Không thanh toán theo tiến độ như hợp đồng đã ký kết hợp đồng;
  • Chất lượng sản phẩm, dịch vụ không đảm bảo;
  • Sai sót kỹ thuật dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng cho giao dịch mua bán

Các hành vi vi phạm hợp đồng thường dẫn đến tranh chấp hợp đồng thương mại (hay nói ngắn gọn là tranh chấp thương mại). Khi xảy ra tranh chấp sẽ buộc phải sử dụng các biện pháp xử lý. Các biện pháp xử lý có thể được quy định tại hợp đồng, theo thỏa thuận hoặc áp dụng các chế tài theo quy định của Pháp luật Việt Nam.

3.2 Xử phạt đối với hàng vi vi phạm hợp đồng thương mại

Hợp đồng thương mại được thành lập theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam thì có giá trị pháp lý, được đảm bảo bởi các chế tài theo quy định. Căn cứ theo Điều 292, Luật Thương mại năm 2005, chế tài trong thương mại gồm: 

  • Buộc thực hiện đúng hợp đồng; 
  • Phạt vi phạm; 
  • Buộc bồi thường thiệt hại; 
  • Tạm ngừng thực hiện hợp đồng;
  • Đình chỉ thực hiện hợp đồng;
  • Huỷ bỏ hợp đồng; 
  • Các biện pháp khác do các bên thỏa thuận không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc tế. 

Như vậy, có tới 07 cách để xử phạt đối với các hành vi vi phạm hợp đồng thương mại. Trên thực tế có thể áp dụng 01 hoặc nhiều chế tài khác nhau để xử phạt, cách phổ biến nhất là buộc bồi thường thiệt hại bằng tiền. 
>>> Có thể bạn quan tâm: Mức phạt vi phạm hợp đồng thương mại mới nhất 2022

 

Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 319, Luật Thương mại 2005, thời hiệu khởi kiện đối với các tranh chấp về hợp đồng thương mại là 02 năm kể từ ngày mà quyền và lợi ích hợp pháp của một bên của hợp đồng bị xâm phạm. Các bên tham gia ký kết hợp đồng lưu ý khi phát sinh tranh chấp cần khởi kiện trong thời hiệu được quy định, để kịp thời tiến hành khởi kiện vụ án ra các cơ quan tài phán, tránh trường hợp để kéo dài thời gian dẫn đến mất quyền khởi kiện.

Trên đây là thông tin về các loại hợp đồng thương mại và xử phạt đối với hành vi vi phạm hợp đồng. Trong trường hợp cần giao kết hợp đồng thương mại quan trọng có giá trị lớn các bên nên nhờ đến sự hỗ trợ của các luật sư hoặc người có kinh nghiệm để đảm bảo lợi ích của mình. Hợp đồng thương mại có thể ký kết bằng văn bản giấy và ký kết hợp đồng điện tử do các bên tự do lựa chọn và thỏa thuận (trừ các trường hợp đặc biệt có quy định khác của Pháp luật).