Trang chủ Tin tức Khái niệm hợp đồng kinh tế và một số lưu ý về quy định hợp đồng

Khái niệm hợp đồng kinh tế và một số lưu ý về quy định hợp đồng

Bởi: icontract.com.vn - 12/06/2023 Lượt xem: 7310 Cỡ chữ tru cong

   Khái niệm hợp đồng kinh tế là gì? Hợp đồng kinh tế là loại hợp đồng phổ biến mà hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều phải ký kết. Để giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về loại hợp đồng này, cũng như các đặc điểm, lưu ý khi soạn thảo hợp đồng kinh tế, hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây của iContract!

1. Khái niệm hợp đồng kinh tế là gì?

hop dong kinh te 1

Khái niệm hợp đồng kinh tế được nhiều người quan tâm.

Khái niệm hợp đồng kinh tế là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập ký kết, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ liên quan đến hoạt động sản xuất, trao đổi hàng hóa, dịch vụ và các thỏa thuận khác có liên quan đến mục đích kinh doanh.

Hợp đồng kinh tế quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên tham gia nhằm xây dựng và thực thi kế hoạch của mình. Đây được coi là cầu nối giao kết giữa các chủ thể với nhau. Do đó, các doanh nghiệp cần lưu ý những vấn đề liên quan đến tính pháp lý của loại hợp đồng này.

2. Một số loại hợp đồng kinh tế phổ biến

Đối tượng của hợp đồng kinh thế rất đa dạng, mỗi loại hợp đồng kinh tế đều có đặc trưng riêng. Các đặc trưng cần được điều chỉnh, chi phối bằng pháp luật liên quan, để các bên tham gia áp dụng theo đúng quy định. 

Hiện nay, trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thương mại, có thể thấy một số loại hợp đồng phổ biến như sau:

  • Hợp đồng mua bán hàng hóa
  • Hợp đồng kinh tế song ngữ
  • Hợp đồng kinh tế bằng tiếng Anh
  • Hợp đồng kinh tế xây dựng
  • Hợp đồng dịch vụ
  • Hợp đồng liên doanh liên kết
  • Hợp đồng trong các hoạt động đầu tư
  • Hợp đồng thương mại đặc thù (thi công thiết kế nhà ở, giao nhận thầu xây dựng…)

3. Các quy định về hợp đồng kinh tế

Hợp đồng kinh tế cũng là một loại hợp đồng thương mại, hợp đồng dân sự. Vì thế hợp đồng kinh tế phải được tạo lập và giao kết dựa trên pháp luật về hợp đồng thương mại, pháp luật về hợp đồng dân sự.

hợp đồng kinh tế 2

Hợp đồng kinh tế cần tuân theo quy định pháp luật về hợp đồng.

3.1. Đặc điểm của hợp đồng kinh tế

Hợp đồng kinh tế có những đặc điểm nổi bật như sau:

  • Mục đích: Gắn liền với hoạt động mua bán, sản xuất, trao đổi hàng hóa giữa các chủ thể kinh doanh. Trong đó, bên ký hợp đồng phải có mục đích kinh doanh để sinh lợi nhuận. 
  • Chủ thể: Thường là các thương nhân. Bao gồm các tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp và các cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên, có đăng ký kinh doanh.
  • Đối tượng: Có thể là hàng hóa (động sản hoặc bất động sản), dịch vụ và các hoạt động sinh lợi khác.
  • Nội dung: Tổng hợp các điều khoản mà các bên tham gia giao kết hợp đồng đã thỏa thuận, các điều khoản này xác định những quyền và nghĩa vụ dân sự cụ thể của các bên giao kết hợp đồng.

3.2. Điều kiện có hiệu lực hợp đồng kinh tế

Để hợp đồng kinh tế có hiệu lực, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cần đảm bảo những nội dung sau:

+ Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với hợp đồng được xác lập.
+ Chủ thể tham gia hợp đồng hoàn toàn tự nguyện.
+ Mục đích và nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
+ Hình thức của hợp đồng là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng trong trường hợp luật có quy định.

3.3. Nội dung của hợp đồng kinh tế

Khi giao kết hợp đồng, các doanh nghiệp cần lưu ý một số điểm sau để tránh xảy ra những tranh chấp không đáng có:

hợp đồng kinh tế 3

Doanh nghiệp lưu ý để soạn thảo hợp đồng đúng quy định.

Doanh nghiệp có thể áp dụng hình thức hợp đồng kinh tế tùy vào quy định của từng loại hợp đồng. Tuy nhiên để đảm bảo quyền lợi cho các bên cũng như căn cứ pháp lý cần thiết hợp đồng kinh tế nên được ký kết bằng văn bản (văn bản truyền thống, văn bản điện tử).

Bên cạnh đó, nội dung của hợp đồng kinh tế cần đảm bảo bao gồm các điều khoản sau đây:

  • Ngày, tháng, năm ký hợp đồng kinh tế; tên, địa chỉ, số tài khoản và ngân hàng giao dịch của các bên, họ, tên người đại diện, người đứng tên đăng ký kinh doanh;
  • Đối tượng của hợp đồng kinh tế tính bằng số lượng, khối lượng hoặc giá trị quy ước đã thoả thuận;
  • Chất lượng, chủng loại, quy cách, tính đồng bộ của sản phẩm, hàng hoá hoặc yêu cầu kỹ thuật của công việc;
  • Giá cả;
  • Bảo hành;
  • Điều kiện nghiệm thu, giao nhận;
  • Phương thức thanh toán;
  • Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng kinh tế;
  • Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng kinh tế;
  • Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng kinh tế;
  • Các thỏa thuận khác.

Trong đó, 4 điều khoản đầu là điều khoản chủ yếu của các hợp đồng kinh tế. Các điều khoản khác liên quan trực tiếp đến đặc điểm của từng loại hợp đồng kinh tế cũng là điều khoản chủ yếu của loại hợp đồng kinh tế đó.

Hy vọng bài viết Khái niệm hợp đồng kinh tế và một số lưu ý về quy định hợp đồng đã cung cấp những thông tin hữu ích cho độc giả, để tránh tình trạng hợp đồng bị vô hiệu, hoặc ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia.

Ngoài ra, để được tư vấn thêm về phần mềm hợp đồng điện tử iContract, vui lòng liên hệ qua thông tin dưới đây:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://icontract.com.vn/