Hợp đồng kinh tế là gì ?Một số quy định cơ bản về hợp đồng kinh tế
Hợp đồng kinh tế là loại hợp đồng phổ biến mà hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều phải ký kết. Để giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về loại hợp đồng này, cũng như các đặc điểm, lưu ý khi soạn thảo hợp đồng kinh tế, hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây của iContract!
1. Hợp đồng kinh tế là gì?
Hiện nay, chưa có quy định chính xác về khái niệm hợp đồng kinh tế. Tuy nhiên, có thể hiểu đơn giản, hợp đồng kinh tế là các văn bản thể hiện giao dịch, thỏa thuận giữa các bên ký kết, thực hiện hoạt động sản xuất, trao đổi hàng hóa, dịch vụ và các thỏa thuận khác có liên quan đến mục đích kinh doanh. Nội dung của hợp đồng kinh tế phải quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia.
Hợp đồng kinh tế là loại hợp đồng phổ biến với nhiều DN.
Thông qua việc ký kết hợp đồng, các bên sẽ ghi nhận chi tiết về việc mua bán, sản xuất, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ KHKT, cùng các điều khoản, thỏa thuận khác, nhằm mục đích kinh doanh để mang đến lợi nhuận cho cả 2 bên với những quyền lợi và nghĩa vụ được quy định rõ ràng.
Hợp đồng kinh tế có vai trò đặc biệt quan trọng, là cầu nối giao kết giữa các chủ thể (cá nhân, tổ chức kinh doanh) với nhau. Do đó, các doanh nghiệp cần đặc biệt lưu ý những vấn đề liên quan đến tính pháp lý của loại hợp đồng này.
2. Các quy định cơ bản về hợp đồng kinh tế
Hợp đồng kinh tế cũng là một loại hợp đồng thương mại, hợp đồng dân sự, vì thế cần phải đáp ứng các quy định của 2 loại hợp đồng này.
Hợp đồng kinh tế cần đáp ứng một số quy định.
2.1. Một số loại hợp đồng kinh tế phổ biến
Đối tượng của hợp đồng kinh thế rất đa dạng, mỗi loại hợp đồng kinh tế đều có đặc trưng riêng. Các đặc trưng cần được điều chỉnh, chi phối bằng pháp luật liên quan, để các bên tham gia áp dụng theo đúng quy định.
Hiện nay, trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thương mại, có thể thấy một số loại hợp đồng phổ biến như sau:
- Hợp đồng mua bán hàng hóa
- Hợp đồng kinh tế song ngữ
- Hợp đồng kinh tế bằng tiếng Anh
- Hợp đồng kinh tế xây dựng
- Hợp đồng dịch vụ
- Hợp đồng liên doanh liên kết
- Hợp đồng trong các hoạt động đầu tư
- Hợp đồng thương mại đặc thù (thi công thiết kế nhà ở, giao nhận thầu xây dựng…)
2.2. Đặc điểm của hợp đồng kinh tế
Hợp đồng kinh tế có 3 đặc điểm nổi bật như sau:
- Mục đích: Gắn liền với hoạt động mua bán, sản xuất, trao đổi hàng hóa giữa các chủ thể kinh doanh. Trong đó, bên ký hợp đồng phải có mục đích kinh doanh để sinh lợi nhuận.
- Chủ thể: Một bên là pháp nhân, bên còn lại có thể là cá nhân có đăng ký kinh doanh, hoặc là pháp nhân theo quy định. Nội dung đã giao kết phải phù hợp với lĩnh vực, hoạt động ngành nghề kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước.
- Hình thức: Thể hiện bằng văn bản hoặc các tài liệu chứng minh giao dịch, phải có chữ ký xác nhận của các bên về điều khoản, nội dung đã thỏa thuận dưới các hình thức như: công văn, email, điện báo…
2.3. Một số lưu ý khi soạn thảo hợp đồng kinh tế
Khi soạn thảo hợp đồng kinh tế, các doanh nghiệp cần lưu ý một số điểm như sau để đảm bảo văn bản hợp chuẩn:
Doanh nghiệp lưu ý để soạn thảo hợp đồng đúng quy định.
- Sử dụng đúng tên loại hợp đồng ký kết
- Văn phong chuẩn mực, trình bày rõ ràng, đúng chính tả
- Nội dung phải bao gồm đầy đủ theo quy chuẩn. Cụ thể, nội dung của hợp đồng kinh tế thường bao gồm 3 loại điều khoản như sau:
- Điều khoản chủ yếu: Là điều khoản quan trọng, bắt buộc phải có trong các bản hợp đồng kinh tế. Nếu thiếu điều khoản này thì bản hợp đồng được coi là vô hiệu. Bộ Luật dân sự năm 2015 quy định các điều khoản chủ yếu có trong hợp đồng bao gồm:
- Đối tượng của hợp đồng: Ghi rõ các bên chủ thể, họ tên và mã số thuế (nếu có)
- Số lượng, quy chuẩn của hàng hóa
- Phương thức thanh toán, số tiền cần thanh toán
- Cách thức và thời gian thực hiện hợp đồng
- Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia
- Điều khoản thường lệ:
Đây là các điều khoản thường có trong hợp đồng mà các bên có thể đưa vào hoặc không. Nếu không thỏa thuận thì khác thì pháp luật sẽ quy định các bên đã mặc định công nhận. Tuy nhiên, trường hợp phát sinh tranh chấp, quy định sẽ được áp dụng trong từng trường hợp cụ thể, chẳng hạn điều khoản về địa điểm giao hàng, phương thức thanh toán…
- Điều khoản tùy nghi:
Là điều khoản mà các bên sẽ tự thỏa thuận với nhau, thường xuất hiện trong các vấn đề pháp luật chưa quy định, hoặc đã quy định nhưng các bên sẽ vận dụng linh hoạt theo trường hợp của mình. Chẳng hạn, có thể vận dụng linh hoạt điều khoản về giải quyết tranh chấp khi xảy ra tranh chấp.
Trên đây là một số quy định cơ bản về hợp đồng kinh tế và các vấn đề liên quan. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích cho độc giả, để tránh tình trạng hợp đồng bị vô hiệu, hoặc ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia.