Người sử dụng đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động có được không?
Khi nào người sử dụng đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là hợp pháp? Pháp luật quy định như thế nào về các trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của iContract nhé!
1. Hợp đồng lao động là gì?
Theo quy định tại Điều 13, Bộ luật lao động năm 2019, hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Trong trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác, nhưng nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì đều được coi là hợp đồng lao động.
Hợp đồng lao động là văn bản thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Lưu ý: Trước khi người sử dụng lao động nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động phải ký kết hợp đồng lao động với người lao động.
2. Các trường hợp người sử dụng đơn phương chấm dứt hợp đồng hợp pháp
Theo quy định tại Điều 36, Bộ luật lao động 2019, người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp trong các trường hợp sau:
- Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động, đánh giá trên tiêu chí mức độ hoàn thành công việc trong quý chế của người sử dụng lao động.
Quy chế đánh giá cho người sử dụng lao động soạn thảo và ban hành, nhưng phải có sự tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
- Người lao động bị ốm đau, tai nạn:
- Đã điều trị 12 tháng liên tục với người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
- Đã điều trị 06 tháng liên tục với người làm việc theo hợp đồng xác định thời hạn từ 1 năm đến 3 năm.
- Đã điều trị quá nửa thời hạn hợp đồng lao động với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng.
Người sử dụng đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp không?
Khi sức khỏe của người lao động bình phục, người sử dụng lao động có thể xem xét để tái hợp đồng với người lao động.
- Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà doanh nghiệp đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng buộc phải giảm chỗ làm việc.
- Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 31 của Bộ luật này.
- Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169, Bộ luật này trừ trường hợp có quy định khác.
- Người lao động tự ý bỏ việc, không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên.
- Người lao động dối trá trong việc cung cấp thông tin khi ký kết hợp đồng lao động, gây ảnh hưởng đến việc tuyển dụng lao động.
Lưu ý: Khi người sử dụng đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, phải báo trước cho người lao động theo thời hạn như sau:
- Hợp đồng lao động không xác định thời hạn: Ít nhất trước 45 ngày
- Hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng: Ít nhất 30 ngày.
- Hợp đồng lao động xác định thời hạn dưới 12 tháng và với trường hợp quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều này: Ít nhất 03 ngày làm việc.
- Ngoài ra, với một số công việc đặc thù, thời hạn báo trước được quy định tại Điều 7, Nghị định 145/2020/NĐ-CP.
Như vậy, chỉ trong các trường hợp trên thì người sử dụng đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mới được coi là hợp pháp.
3. Một số quy định khác liên quan đến việc đơn phương chấm dứt lao động
- Người sử dụng lao động có được đơn phương chấm dứt hợp đồng khi người lao động nghỉ liên tiếp nhiều ngày không có lý do không?
Theo quy định tại Điều 36, Bộ luật lao động năm 2019, trường hợp người lao động nghỉ việc liên tiếp 05 ngày mà không có lý do thì người sử dụng lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
- Người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi nào?
Trường hợp nào chấm dứt hợp đồng hợp pháp?
Theo quy định tại Điều 37, Bộ luật lao động 2019, người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp sau:
- Người lao động bị ốm đau, bị tai nạn hoặc bệnh nghề nghiệp đang phải điều trị theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh, trừ một số trường hợp quy định cụ thể tại Điểm b, Khoản 1, Điều 36 của Bộ luật lao động.
- Người lao động đang trong thời gian nghỉ hàng năm, nghỉ việc riêng, và một số trường hợp nghỉ khác đã được người sử dụng lao động đồng ý.
- Người lao động nữ đang mang thai, hoặc đang nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Trên đây là một số quy định về việc người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Hy vọng bài viết đã cung cấp thông tin hữu ích cho quý độc giả.