Trang chủ Tin tức Thủ tục chấm dứt hợp đồng theo quy định pháp luật hiện hành

Thủ tục chấm dứt hợp đồng theo quy định pháp luật hiện hành

Bởi: icontract.com.vn - 10/07/2024 Lượt xem: 308 Cỡ chữ tru cong

   Bên cạnh giao kết hợp đồng, các quy định về thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động cũng là vấn đề mà nhiều người quan tâm. Thực tế cho thấy, các tranh chấp về chấm dứt hợp đồng khá lớn, có xu hướng gia tăng và ngày càng phức tạp. Vì vậy, các bên tham gia cần nắm vững điều kiện và một số vấn đề pháp lý xoay quanh quy trình chấm dứt hợp đồng.

1. Chấm dứt hợp đồng lao động là gì?

chấm dứt 1

Khái niệm chấm dứt hợp đồng lao động.

Chấm dứt hợp đồng lao động là việc chấm dứt hoàn toàn việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động. Khi chấm dứt hợp đồng lao động, quan hệ giữa các bên sẽ không còn tồn tại, các bên không phải thực hiện quyền và nghĩa vụ trong quan hệ lao động.

hợp đồng lao động là để đảm bảo quyền lợi của các bên trong quan hệ lao động, nên việc chấm dứt hợp đồng bắt buộc phải có lý do, đồng thời phải tuân theo những thủ tục pháp lý nhất định.

Cụ thể, Tổ chức Lao động quốc tế cũng đã ban hành Công ước số 158 về chấm dứt việc sử dụng lao động do người sử dụng lao động chủ động, trong đó có đề cập đến lý do chấm dứt và thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động.

2. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động

chấm dứt 2

Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động theo Bộ Luật lao động.

Căn cứ theo Điều 34, Bộ Luật lao động năm 2019, các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động bao gồm:

  • Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4, Điều 177, Bộ Luật lao động năm 2019.
  • Đã hoàn thành công việc theo cam kết trong hợp đồng lao động.
  • Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
  • Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại Khoản 5, Điều 328, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, bị tử hình hoặc bị cấm làm công việc trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực của Pháp luật.
  • Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Người lao động chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích.
  • Người sử dụng lao động là cá nhân bị chết hoặc bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.
  • Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
  • Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải.
  • Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35, Bộ luật lao động năm 2019.
  • Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36, Bộ luật lao động năm 2019.
  • Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc theo quy định tại Điều 42, Điều 43, Bộ luật lao động năm 2019.
  • Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam hết hiệu lực làm việc theo giấy phép lao động quy định tại Điều 56, Bộ Luật lao động năm 2019.
  • Trường hợp người lao động hết thời gian thử việc mà không đạt yêu cầu trong hợp đồng thử việc.

3. Thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động

Để thực hiện thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động và người lao động cần nắm vững một số quy định sau:

3.1 Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động

chấm dứt 3

Lưu ý về thời gian thông báo chấm dứt hợp đồng lao động.

Căn cứ theo Khoản 2, Điều 36, Bộ Luật Lao động năm 2019, được hướng dẫn bởi Điều 7, Nghị định 145/2020/NĐ-CP, khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động cần thông báo cho người lao động trước một khoảng thời gian:

  • Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
  • Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn.
  • Ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều này và đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định thời hạn dưới 12 tháng.

3.2 Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động

Căn cứ theo Điều 48, Bộ Luật lao động năm 2019, trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau:

  • Thông báo bằng văn bản cho người lao động về thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.
  • Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các bên, không kéo dài quá 30 ngày.
  • Đối với doanh nghiệp giải thể, phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, BHXH, BHYT, BHTN,... theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết được ưu tiên thanh toán.
  • Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ BHXH cùng các giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.

3.3 Thông báo chấm dứt hợp đồng lao động

Căn cứ theo Khoản 1, Điều 45, Bộ Luật lao động năm 2-19:

“Thông báo chấm dứt hợp đồng lao động

1. Người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động về việc chấm dứt hợp đồng lao động khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định của Bộ luật này, trừ trường hợp quy định tại các khoản 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 34 của Bộ luật này.

…”

Mặt khác, theo Điều 45, Bộ Luật lao động năm 2019, người sử dụng lao động chỉ có nghĩa vụ thông báo bằng văn bản cho người lao động trừ một số trường hợp không phải thông báo khi hết hạn hợp đồng lao động mà không cần phải đảm bảo về thời gian báo trước.

Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng lao động

Trên đây là một số quy định về thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động. Người sử dụng lao động và người lao động cần lưu ý các quy định về thời gian thông báo, trách nhiệm cần hoàn thành khi thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động.