Trang chủ Tin tức Tranh chấp về hợp đồng điện tử - Nguyên nhân & cách giải quyết

Tranh chấp về hợp đồng điện tử - Nguyên nhân & cách giải quyết

Bởi: icontract.com.vn - 16/11/2022 Lượt xem: 2083 Cỡ chữ tru cong

   Tranh chấp về hợp đồng điện tử hay nói cách khác là tranh chấp trong giao dịch điện tử thường xuyên xảy ra do không nắm rõ luật hoặc cố tình vi phạm. Trong trường hợp không nắm rõ luật hoặc không hiểu đầy đủ bản chất về hợp đồng điện tử có thể dẫn đến rủi ro về tài chính cho doanh nghiệp. 

Tranh chấp về hợp đồng điện tử.

1. Thế nào là tranh chấp hợp đồng điện tử

Hiện nay, khi công nghệ phát triển cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường hợp đồng điện tử được sử dụng rộng rãi giúp doanh nghiệp, thương nhân tối ưu lợi ích mở rộng thị trường nhanh chóng. Tuy nhiên kéo theo đó tranh chấp hợp đồng điện tử cũng tăng cao.

Giao kết hợp đồng điện tử có thể hiểm là một dạng của giao dịch điện tử trong đó hợp đồng được giao kết bằng phương tiện điện tử (là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự). 

Theo Điều 51 luật Giao dịch điện tử 2005 quy định:

“Tranh chấp trong giao dịch điện tử là tranh chấp phát sinh trong quá trình giao dịch bằng phương pháp điện tử”

Theo quy định này tranh chấp hợp đồng điện tử có thể hiểu là việc tranh chấp trong giao dịch điện tử là tranh chấp phát sinh trong quá trình giao dịch bằng phương pháp điện tử. Tranh chấp xảy ra khi lợi ích, quyền, nghĩa vụ hoặc trách nhiệm của các bên tham gia hợp đồng bị xâm phạm.

2. Các nguyên nhân dẫn đến tranh chấp hợp đồng điện tử

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tranh chấp hợp đồng điện tử đặc biệt là trong kinh doanh thương mại. Người ta chia nguyên nhân thành các nhóm chính bao gồm:

2.1  Nguyên nhân do chủ thể hợp đồng 

Nguyên nhân do chủ thể hợp đồng không thực hiện nghĩa vụ của mình khi việc thực hiện nghĩa vụ ảnh hưởng đến lợi ích của họ. Ở hợp đồng điện tử hay hợp đồng giấy nguyên nhân này đều có thể xảy ra.

2.2 Nguyên nhân do vi phạm các quy định về hợp đồng

Đây là nguyên nhân phổ biến và thường phát hiện sau khi đã giao kết hợp đồng. Điển hình của nguyên nhân này như:

  • Do vi phạm đối tượng hợp đồng: Mua bán vận chuyển động vật quý hiếm, thuốc cấm, vũ khí… 
  • Do người ký hợp đồng không có tư cách pháp nhân 
  • Do  bị ép buộc giao kết hợp đồng

Các nguyên nhân trên dẫn đến tranh chấp hợp đồng điện tử

2.3 Nguyên nhân do vi phạm các quy định khi giao kết hợp đồng điện tử

Vi phạm các quy định khi giao kết hợp đồng điện tử có đặc thù khác biệt so với việc tranh chấp hợp đồng giấy thông thường. Khi giao dịch điện tử ngoài việc phải đảm bảo thực hiện đúng Luật hợp đồng còn phải đảm bảo các quy tắc về giao dịch điện tử như: 

  • Quy tắc về hình thức hợp đồng điện tử; 
  • Quy tắc về chữ ký số;
  • Quy tắc sửa hợp đồng;
  • Quy tắc về bảo mật, chia sẻ dữ liệu điện tử
  • …  

3. Giải quyết tranh chấp về hợp đồng điện tử

Thông thường trong nội dung hợp đồng điện tử quy định việc giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên trường hợp không có thỏa thuận giải quyết tranh chấp hợp đồng điện tử sẽ tuân theo quy định của Pháp luật. 

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp về hợp đồng điện tử.

3.1 Nguyên tắc giải quyết tranh chấp về hợp đồng điện tử hay giao dịch điện tử 

Rất nhiều bên sau trong thời gian thực hiện hợp đồng điện tử đã xảy ra tranh chấp. Căn cứ theo quy định tại Điều 52, Luật Giao dịch điện tử các tranh chấp này sẽ được giải quyết theo nguyên tắc được Pháp luật quy định như sau.

(1) Khuyến khích các bên có tranh chấp về hợp đồng điện tử giải quyết thông qua hòa giải.

(2) Trong trường hợp các bên không hòa giải được thì thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp về giao dịch điện tử được thực hiện theo quy định của pháp luật.

3.2 Các hình thức giải quyết trong tranh chấp hợp đồng điện tử

Hình thức giải quyết tranh chấp về hợp đồng điện tử rất đa dạng. Có 4 phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng điện tử thường được các bên sử dụng. 

Các phương thức giải quyết về hợp đồng điện tử:

  • (1) Giải quyết tranh chấp bằng thương lượng: các bên xảy ra tranh chấp tự tìm kiếm giải pháp dựa trên tinh thần tự nguyện mà không có sự hỗ trợ can thiệp của bên thứ ba. Sau khi thống nhất các bên phải tự nguyện thực hiện phương án đã thỏa thuận.
  • (2) Giải quyết tranh chấp về hợp đồng điện tử bằng hòa giải: là hình thức giải quyết tranh chấp được xử lý bởi bên thứ ba, gọi là hòa giải viên. Bên thứ ba sẽ thuyết phục, hỗ trợ các bên xảy ra tranh chấp tìm kiếm giải pháp để xóa bỏ tranh chấp đã phát sinh. 
  • (3) Giải quyết tranh chấp hợp đồng điện tử bằng Trọng tài: là hình thức giải quyết tranh chấp sử dụng bên thứ 3 là Trọng tài. Trọng tài có thể là trọng tài của vụ việc ( do các bên tranh chấp tự thành lập, không có trụ sở và bộ máy điều hành) hoặc trọng tài thường trực (tổ chức chuyên giải quyết tranh chấp, có trụ sở và hoạt động thường xuyên). Tổ trọng tài viên sẽ giải quyết tranh chấp bằng việc đưa ra phán quyết bắt buộc các bên phải thi hành. 
  • (4) Giải quyết tranh chấp hợp đồng điện tử tại tòa án: là phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng có giá trị cao nhất. Khi đó hội đồng xét xử sẽ chiếu theo pháp luật để phân xử tranh chấp giữa các bên. 

Căn cứ vào thỏa thuận giữa các bên tham gia hợp đồng, căn cứ vào thực tế các tranh chấp phát sinh các bên sẽ thỏa thuận các hình thức giải quyết tranh chấp. Trường hợp không thống nhất được sẽ giải quyết theo quy định của Pháp luật.

4. Xử lý vi phạm pháp luật về giao dịch điện tử

Việc giao kết hợp đồng điện tử mang đến nhiều lợi ích như tiết kiệm chi phí tổ chức, lưu trữ hợp đồng. Mặt khác có thể giao kết hợp đồng mọi lúc mọi nơi trên các phương tiện điện tử, nắm bắt cơ hội mở rộng giao thương tốt hơn. Tuy nhiên, tiềm ẩn rủi ro về tình trạng vi phạm về giao dịch điện tử. 

Sử dụng phần mềm ký hợp đồng điện tử Icontract để hạn chế rủi ro, tiết kiệm chi phí.

Căn cứ theo Điều 50, Luật Giao dịch điện tử 2005 về việc xử lý vi phạm pháp luật về giao dịch điện tử quy định: 

  • Đối với cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về giao dịch điện tử thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
  • Đối với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật trong giao dịch điện tử thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính, đình chỉ hoạt động, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Lựa chọn phần mềm ký hợp đồng điện tử Icontract sẽ giúp doanh nghiệp giảm đáng kể những rủi ro có thể gặp phải. Nhờ những tính năng ưu việt của phần mềm doanh nghiệp được hỗ trợ tạo lập hợp đồng đúng quy chuẩn, bảo mật cao. Theo đó hạn chế các rủi ro về vi phạm hợp đồng điện tử và được hỗ trợ tốt nhất các vấn đề liên quan đến pháp lý và chứng thực.

Có thể thấy không thể tránh khỏi các tranh chấp về hợp đồng điện tử nhất là khi khi thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Để đảm bảo lợi ích và tránh những rủi ro, trước khi giao kết hợp đồng điện tử các bên cần thỏa thuận rõ các điều khoản liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng và xử lý khi vi phạm hợp đồng