Trang chủ Tin tức Cách chia lợi nhuận khi hợp tác kinh doanh theo loại hình doanh nghiệp

Cách chia lợi nhuận khi hợp tác kinh doanh theo loại hình doanh nghiệp

Bởi: icontract.com.vn - 21/06/2024 Lượt xem: 1935 Cỡ chữ tru cong

   Khi góp vốn hay vận hành một công ty, các thành viên cùng hợp tác, tham gia góp vốn và cổ đông sẽ cần xem xét về cách chia lợi nhuận khi hợp tác kinh doanh. Trong bài viết này, mời độc giả cùng hợp đồng điện tử iContract tìm hiểu về các cách chia lợi nhuận theo loại hình doanh nghiệp cũng như phương thức đầu tư.

lợi nhuận 1

Phân chia lợi nhuận khi hợp tác dạng BCC.

1. Cách chia lợi nhuận khi hợp tác kinh doanh dạng BCC

Hợp tác kinh doanh là một hình thức đầu tư, mà trong đó, các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC) không cần thành lập tổ chức kinh tế. Với hình thức đầu tư này, các bên có thể linh hoạt trong cách chia lợi nhuận cho mỗi thành viên khi hợp tác kinh doanh.

Cụ thể, lợi nhuận của các thành viên được thỏa thuận và ghi lại trong hợp đồng. Thông thường, cách chia lợi nhuận khi hợp tác kinh doanh có thể dựa trên các yếu tố như:

  • Phân chia theo tỷ lệ vốn góp của các thành viên: Chia lợi nhuận dựa trên tỷ lệ vốn mà mỗi bên đã đóng góp vào dự án hoặc doanh nghiệp. Ví dụ, nếu ba người tham gia hợp tác kinh doanh là A, B và C góp vốn với tỷ lệ 50%, 30%, 20%, thì lợi nhuận sẽ được chia tương ứng theo tỷ lệ này.
  • Chia lợi nhuận theo tỷ lệ vốn góp và trả lương: Chia lợi nhuận cho các bên tham gia hợp tác kinh doanh theo tỷ lệ góp vốn và trả lương cho phần công sức mà một hay các cá nhân bỏ ra.
  • Phân chia lợi nhuận theo công sức các thành viên bỏ ra: Nếu các bên tham gia không chỉ góp vốn mà còn đóng góp công sức, kỹ năng hoặc thời gian, có thể xem xét chia lợi nhuận dựa trên mức độ đóng góp này.
  • Kết hợp vốn góp và công sức: Một số trường hợp có thể kết hợp cả vốn góp và công sức để chia lợi nhuận. Ví dụ, 70% lợi nhuận chia theo vốn góp và 30% chia theo công sức.
  • Chia theo mục tiêu hoặc dự án cụ thể: Nếu hợp tác trong nhiều dự án, lợi nhuận có thể được chia riêng cho từng dự án dựa trên sự tham gia và đóng góp của mỗi bên trong dự án đó.

lợi nhuận 2

Công ty TNHH chia lợi nhuận như thế nào?

2. Cách chia lợi nhuận công ty TNHH từ 2 thành viên

Công ty TNHH từ hai thành viên trở lên được góp vốn bởi nhiều thành viên, dẫn đến cần phân chia lợi nhuận rõ ràng cho các thành viên. Dưới đây là các quy định và cách chia lợi nhuận đối với công ty TNHH. 

2.1 Quy định chung về cách chia lợi nhuận công ty TNHH

Đối với công ty TNHH từ hai thành viên trở lên, việc phân chia lợi nhuận khi hợp tác kinh doanh được quy định như sau;

- Điểm c, Khoản 1, Điều 49, Luật doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp chỉ được phân chia lợi nhuận khi đã hoàn thành các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật (quy định tài chính & nghĩa vụ thuế). Cùng với đó, thành viên trong công ty được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp của mình trong công ty.

- Theo Điểm g, Khoản 2, Điều 55, Luật doanh nghiệp 2020, hội đồng thành viên có quyền cũng như nghĩa vụ đưa ra phương án sử dụng và phân chia lợi nhuận của công ty căn cứ trên báo cáo tài chính năm.

2.2 Cách chia lợi nhuận với công ty TNHH

Việc phân chia lợi nhuận của công ty trách nhiệm hữu hạn từ 2 thành viên dựa trên tỷ lệ phần vốn góp của từng thành viên vào công ty. Khi thành lập, ban quản trị (hội đồng thành viên) sẽ tiến hành họp, thảo luận để phân chia phần trăm lợi nhuận. Phần vốn góp tương ứng với phần lợi nhuận mà các thành viên nhận được. Thông thường, phần trăm lợi nhuận có thể cố định hoặc được quyết định bởi hội đồng thành viên dựa trên báo cáo tài chính năm.

lợi nhuận 3

Chi trả cổ tức trong Công ty Cổ phần

3. Cách chia lợi nhuận công ty Cổ phần 

Cổ tức là khoản lợi nhuận ròng được trả cho mỗi cổ phần. Do đó, việc chia lợi nhuận công ty Cổ phần có thể hiểu là chi trả cổ tức cho mỗi cổ phần.

3.1 Quy định chung về cách chia lợi nhuận công ty Cổ phần

Công ty hoạt động theo hình thức Cổ phần có những quy định về cách chia lợi nhuận như sau:

  • Cổ tức là khoản lợi nhuận ròng được trả cho mỗi cổ phần bằng tiền mặt hoặc bằng tài sản khác từ nguồn lợi nhuận còn lại của công ty cổ phần sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài chính.
  • Đại hội đồng cổ đông có nghĩa vụ quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần theo Điểm b, Khoản 2, Điều 138, Luật doanh nghiệp 2020.
  • Cổ tức trả cho cổ phần phổ thông được xác định căn cứ vào số lợi nhuận ròng đã thực hiện và khoản chi trả cổ tức được trích từ nguồn lợi nhuận giữ lại của công ty.

3.2 Cách chia lợi nhuận công ty Cổ phần

Căn cứ Khoản, Điều 135, Luật Doanh nghiệp 2020, các bước chi trả lợi nhuận cho cổ đông như sau:

  • Mức cổ tức chi trả với từng cổ phần được Hội đồng quản trị họp và thống nhất và trình lên để Đại hội đồng cổ đông (thường niên) thông qua.
  • Hội đồng quản trị cần lập danh sách với các thông tin sau: Các cổ đông được nhận cổ tức, mức cổ tức chi trả cho từng cổ phần, hình thức trả và thời hạn trả, chậm nhất là 30 ngày trước hạn trả cổ tức của mỗi lần.
  • Trong vòng 06 tháng kể từ ngày kết thúc cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên, cổ tức phải được thanh toán đầy đủ cho các thành viên.
  • Hạn chót là 15 ngày trước ngày chi trả cổ tức, thông báo về việc chi trả cổ tức phải được gửi đến cổ đông theo địa chỉ mà cổ đông đã đăng ký trong sổ với phương thức đảm bảo thời hạn.

Như vậy, các nhà đầu tư, cổ đông có thể căn cứ vào loại hình doanh nghiệp và phương thức đầu tư để xác định cách chia lợi nhuận khi hợp tác kinh doanh. Có nhiều cách phân chia lợi nhuận cho các thành viên và người góp vốn. Tuy nhiên, cần dựa trên những quy định chung của pháp luật cho từng loại hình này.