Trang chủ Tin tức Mẫu hợp đồng vay vốn chuẩn chỉnh theo đúng quy định pháp luật

Mẫu hợp đồng vay vốn chuẩn chỉnh theo đúng quy định pháp luật

Bởi: icontract.com.vn - 08/06/2024 Lượt xem: 332 Cỡ chữ tru cong

   Hợp đồng vay vốn là một văn bản pháp lý quan trọng, quy định quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên: bên cho vay và bên vay. Việc ký kết hợp đồng vay vốn cần được thực hiện một cách cẩn trọng, đảm bảo tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền lợi của cả hai bên.

 1. Hợp đồng vay vốn là gì?

Hợp đồng vay vốn là văn bản pháp lý thỏa thuận giữa các bên, theo đó, bên cho vay giao vốn (có thể là tiền hoặc tài sản) của mình cho bên vay. Khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả vốn cho bên cho vay và trả lãi nếu có theo thỏa thuận. 

hợp đồng vay vốn 1

Hợp đồng vay vốn là văn bản pháp lý quan trọng. 

Hợp đồng vay vốn cần có các nội dung cơ bản sau để đảm bảo đầy đủ tính pháp lý, tránh gây bất lợi cho các bên khi phát sinh tranh chấp: 

  • Thông tin đầy đủ của bên vay và bên cho vay
  • Thời hạn cho vay, phương thức cho vay
  • Lãi suất cho vay, quy định ngày trả và các yêu cầu cụ thể khác liên quan
  • Các biện pháp để đảm bảo hợp đồng 
  • Trách nhiệm chi trả những chi phí có liên quan
  • Nghĩa vụ của bên vay và bên cho vay vốn
  • Các điều khoản để chấm dứt hợp đồng trước thời hạn
  • Phạt vi phạm hợp đồng

2. Nghĩa vụ của từng chủ thể trong hợp đồng vay vốn như thế nào?

Theo quy định, bên vay và bên cho vay đều có nghĩa vụ hoàn thành hợp đồng khi đã ký kết. Vậy nghĩa vụ của từng bên được quy định cụ thể như thế nào?

2.1. Nghĩa vụ của bên vay trong hợp đồng vay vốn

  • Trả đầy đủ và đúng thời hạn tài sản vay: Nếu tài sản là tiền thì phải trả đầy đủ tiền khi đến thời hạn; nếu tài sản là hiện vật thì phải đúng chủng loại, số lượng, chất lượng (trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác). 
  • Trong trường hợp bên vay không có khả năng trả vật thì có thể trả bằng tiền theo đúng giá trị của vật đã vay tại thời điểm trả nợ nếu bên cho vay đồng ý. 
  • Địa điểm trả nợ là nơi cư trú, hoặc nơi đặt trụ sở chính của bên cho vay (trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác). 
  • Trong trường hợp các bên thỏa thuận vay không có lãi: Nếu đến hạn mà bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu bên vay trả lãi với mức lãi suất theo quy định tại Khoản 2, Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015 trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả (trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác). 
  • Trường hợp hai bên thỏa thuận vay có lãi: Nếu đến hạn phải thanh toán mà bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả mức lãi suất như sau: 
  • Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả. Trường hợp trả chậm thì phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại Khoản 2, Điều 468, Bộ luật dân sự 2015. 
  • Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác. 

hợp đồng  vay vốn 2

Bên vay và bên cho vay có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ của mình. 

2.2. Nghĩa vụ của bên cho vay vốn

  • Bên cho vay vốn có nghĩa vụ giao tài sản cho bên vay đầy đủ, đúng số lượng và chủng loại theo đúng thời điểm và địa điểm mà hai bên đã thỏa thuận. 
  • Bên cho vay phải bồi thường thiệt hại cho bên vay nếu bên cho vay biết tài sản vay không đảm bảo chất lượng mà không thông báo cho bên vay biết (trừ trường hợp bên vay biết mà vẫn đồng ý nhận tài sản đó từ bên cho vay). 
  • Bên cho vay không được yêu cầu bên vay trả lại tài sản trước thời hạn (trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác). 

3. Mức lãi suất trong hợp đồng vay vốn được quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 468, Bộ luật Dân sự năm 2015, mức lãi suất cho vay được quy định như sau: 

  • Lãi suất cho vay do các bên tự thỏa thuận, không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, ngoại trừ trường hợp khác có liên quan. 
  • Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi nhưng không xác định chính xác mức lãi suất thì lãi suất được tính bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại Khoản 1 Điều này. 

Nếu các bên cho vay vốn cố tình vi phạm thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật như sau: 

  • Phạt tiền từ 5 đến 15 triệu đồng: Trường hợp cho vay vốn có cầm cố tài sản với mức lãi suất vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay
  • Phạt tiền từ 50 đến 200 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm nếu vi phạm một trong các điều sau: 
  • Lãi suất cho vay cao gấp 5 lần lãi suất giới hạn (20%/năm)
  • Thu lợi bất chính từ 30 đến 100 triệu đồng
  • Tái phạm mà chưa được xóa án tích veef tội này trước đó. 
  • Phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 1 tỷ đồng, hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm trong trường hợp thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng trở lên. 

 

Tải ngay mẫu hợp đồng vay vốn chuẩn chỉnh theo đúng quy định của pháp luật: 

>>>> Tải mẫu hợp đồng vay vốn tại đây

4. Lưu ý quan trọng khi soạn thảo hợp đồng vay vốn

Để đảm bảo quyền lợi của bên cho vay vẫn bên vay vốn, người soạn thảo hợp đồng cần lưu ý một số vấn đề sau: 

  • Đảm bảo đầy đủ và chính xác thông tin của bên cho vay và bên vay vốn. 
  • Ghi rõ phương thức cho vay, thời hạn vay và thời gian đáo hạn vay vốn nếu có. 
  • Nghĩa vụ và trách nghiệm của hai bên
  • Điều kiện đơn phương chấm dứt hợp đồng trong trường hợp một trong hai bên vi phạm điều khoản hợp đồng. 
  • Lãi suất cho vay vốn do các bên tự thỏa thuận, tuy nhiên không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay (trừ trường hợp khác theo quy định của pháp luật).

hợp đồng vay vốn 3

Lưu ý gì khi soạn thảo hợp đồng để đảm bảo tính pháp lý cho văn bản?

  • Trong trường hợp các bên có thỏa thuận riêng về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và phát sinh tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được tính bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định nêu trên tại thời điểm bên vay trả nợ đầy đủ cho bên cho vay. 
  • Phải lập hợp đồng vay vốn bằng văn bản để đảm bảo sự ràng buộc trách nhiệm cho cả hai bên, tránh rủi ro pháp lý phát sinh có thể xảy ra. 
  • Hợp đồng cần được công chứng để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bên vay và bên cho vay. 
  • Nên có tài sản đảm bảo cho khoản vay: Để hạn chế trường hợp người vay tiền bỏ trốn, không chịu trả nợ, người cho vay nên yêu cầu người vay phải cầm cố, thế chấp tài sản có giá trị thuộc quyền sở hữu của họ. 

Trên đây là một số thông tin về hợp đồng vay vốn. Hy vọng bài viết đã cung cấp thông tin hữu ích cho quý độc giả.