Trang chủ Tin tức Hợp đồng khoán việc có phải đóng BHXH không? Tư vấn 2024

Hợp đồng khoán việc có phải đóng BHXH không? Tư vấn 2024

Bởi: icontract.com.vn - 13/03/2024 Lượt xem: 563 Cỡ chữ tru cong

   Hợp đồng khoán việc hiện nay được sử dụng rộng rãi như một giao dịch dân sự và được thừa nhận theo quy định của pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, vì chưa có các văn bản chính thức quy định về hình thức hợp đồng này nên nhiều người vẫn chưa nắm rõ quy định. Ví dụ hợp đồng khoán việc có phải đóng BHXH không là vấn đề các bên băn khoăn khi giao kết loại hợp đồng này.

hợp đồng khoán việc 1

Ký hợp đồng khoán có phải đóng BHXH không là điều nhiều người chưa nắm được.

1. Hợp đồng khoán việc có phải đóng BHXH không?

Căn cứ theo Khoản 1, Điều 2, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:

  • Người lao động ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng xác định thời hạn, hợp đồng lao động mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động.
  • Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng.
  • Cán bộ công chức, viên chức,...

Căn cứ theo các quy định nêu trên, để xác định hợp đồng khoán việc có phải đóng BHXH không, bạn cần phân biệt hợp đồng đó là hợp đồng lao động hay hợp đồng thuê khoán dân sự. Cụ thể:

  • Đối với hợp đồng thuê khoán của công ty với người được thuê có các nội dung nêu trêu thì bản chất là hợp đồng lao động nên sẽ thuộc trường hợp đóng BHXH.
  • Đối với hợp đồng thuê khoán nhưng bản chất là hợp đồng thuê khoán dân sự, không có các nội dung cơ bản của hợp đồng lao động thì không chịu sự điều chỉnh của Bộ Luật Lao động, nên không thuộc trường hợp phải đóng BHXH.

2. Hợp đồng khoán việc khác gì so với hợp đồng lao động

Để phân biệt hợp đồng khoán việc và hợp đồng lao động, có thể căn cứ dựa theo các tiêu chí sau:

  • Tính chất công việc: Hợp đồng khoán việc mang tính chất thời vụ, ngắn hạn và không ổn định còn hợp đồng lao động mang tính chất ổn định, lâu dài.
  • Sự quản lý công việc theo hợp đồng: Hợp đồng khoán việc là bên nhận khoán sẽ chủ động thực hiện công việc đảm bảo yêu cầu thời hạn đã giao kết trong hợp đồng, còn đối với hợp đồng lao động thì người lao động phải làm việc dưới sự chỉ đạo, giám sát của người sử dụng lao động.
  • Về chi phí: 
  • Bên khoán việc phần lớn sẽ trả toàn bộ chi phí để hoàn thành công việc gồm cả các chi phí bao gồm nguyên vật liệu, chi phí nhân công hoặc công cụ, dụng cụ, các chi phí lao động liên quan để hoàn thành công việc và lợi nhuận từ việc nhận khoán.
  • Người sử dụng lao động chỉ thanh toán tiền lương, tiền công cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng.
hợp đồng khoán 2

Bản chất hợp đồng khoán việc và hợp đồng lao động hoàn toàn khác nhau.

3. Hợp đồng khoán việc có phải đóng thuế TNCN không?

Căn cứ theo Điểm c, Khoản 2, Điều 2, Thông tư 111/2013/TT-BTC, các khoản thu nhập chịu thuế bao gồm:
“2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công

Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:

...

c) Tiền thù lao nhận được dưới các hình thức như: tiền hoa hồng đại lý bán hàng hóa, tiền hoa hồng môi giới; tiền tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, kỹ thuật; tiền tham gia các dự án, đề án; tiền nhuận bút theo quy định của pháp luật về chế độ nhuận bút; tiền tham gia các hoạt động giảng dạy; tiền tham gia biểu diễn văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao; tiền dịch vụ quảng cáo; tiền dịch vụ khác, thù lao khác.”

hợp đồng khoán 3

Hợp đồng khoán có giá trị từ 02 triệu đồng trở lên phải đóng thuế TNCN.

Mặt khác, theo Điểm i, Khoản 1, Điều 25, Thông tư 111/2013/TT-BTC, việc khấu trừ thuế và chứng từ khấu trừ thuế được quy định, khấu trừ thuế đối với một số trường hợp đặc biệt nhuwg các tổ chức, cá nhân chi trả tiền công, tiền thù lao hay tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng có tổng mức chi trả thu nhập từ 2 triệu đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế 10% thu nhập trước khi chi trả cho cá nhân.

Như vậy, theo những căn cứ nêu trên, hợp đồng khoán thuộc nhóm các khoản có tính chất tiền lương, tiền công. Vì vậy, thù lao từ hợp đồng khoán phải tính thuế thu nhập cá nhân.

Điều này có nghĩa là, nếu thu nhập từ hợp đồng khoán có giá trị từ 02 triệu đồng trở lên thì người nhận khoán sẽ phải trích 10% đóng thuế thu nhập cá nhân. Ngược lại nếu thù lao dưới 02 triệu đồng theo hợp đồng thì không phải đóng thuế TNCN.

Trên đây là thông tin giải đáp cho vấn đề: Hợp đồng khoán việc có phải đóng BHXH không. Như vậy, thông thường hợp đồng khoán việc không có bản chất là hợp đồng lao động thì không phải đóng BHXH. Đồng thời, khi ký kết hợp đồng, hai bên cần tìm hiểu thêm về mức lương khoán để xác định có phải đóng thuế thu nhập cá nhân hay không.