Trang chủ Tin tức Luật hợp đồng thương mại và những lưu ý cho doanh nghiệp

Luật hợp đồng thương mại và những lưu ý cho doanh nghiệp

Bởi: icontract.com.vn - 08/03/2023 Lượt xem: 1590 Cỡ chữ tru cong

   Hợp đồng thương mại được sử dụng phổ biến trong các giao dịch mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ. Luật hợp đồng thương mại đảm bảo cho các giao dịch được thực hiện một cách nghiêm túc theo nguyên tắc thống nhất chung và được Pháp luật bảo hộ bằng các chế tài. 

luật hợp đồng thương mại 1

Luật hợp đồng thương mại.

1. Căn cứ pháp lý luật hợp đồng thương mại 

Hợp đồng thương mại được gọi theo lĩnh vực phát sinh quan hệ hợp đồng. Hiện trong các văn bản pháp luật của Việt Nam không có định nghĩa về hợp đồng thương mại. Do đó nhiều người có thể nhầm lẫn khi xác định hợp đồng thương mại với các loại hợp đồng khác. 

Căn cứ vào định nghĩa hợp đồng và định nghĩa về hoạt động thương mại có thể hiểu hợp đồng thương mại là thỏa thuận giữa thương nhân với thương nhân với thương nhân nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ giữa các bên trong hoạt động thương mại như mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

Trên thực tế, hợp đồng thương mại buộc phải tuân thủ các quy định của pháp luật về hợp đồng, tuân thủ luật thương mại và các văn bản pháp luật liên quan khác. Theo đó hợp đồng thương mại tuân thủ các quy định tại:

  • Bộ luật Dân sự 2015 (Luật số: 91/2015/QH13) ngày 24/11/2015
  • Luật thương mại 2005 (Luật số: 36/2005/QH11) ngày 14/6/2005

Trong trường hợp giao kết hợp đồng thương mại dưới hình thức hợp đồng điện tử thì buộc phải tuân thủ các quy định tại: 

  • Luật giao dịch điện tử 2005 (Luật số: 51/2005/QH11) ngày 29/11/2005 

Luật hợp đồng thương mại được xây dựng và tạo một quy tắc chung thống nhất khi các doanh nghiệp, đơn vị, thương nhân giao kết hợp đồng. Bên cạnh đó, luật hợp đồng thương mại tạo điều kiện cho các bên tin tưởng thúc đẩy hợp tác làm ăn kinh doanh. 

2. Những điểm cần lưu ý để đảm bảo đúng luật hợp đồng thương mại 

Có rất nhiều các điểm cần lưu ý trong luật hợp đồng thương mại mà doanh nghiệp, đơn vị cần lưu ý trước khi giao kết hợp đồng. 

2.1 Áp dụng Luật thương mại và pháp luật có liên quan khi ký hợp đồng thương mại

Khi thực hiện ký hợp đồng thương mại, luật hợp đồng thương mại đảm bảo được áp dụng như sau:

  • Hoạt động thương mại phải tuân theo Luật thương mại và pháp luật có liên quan.
  • Hoạt động thương mại đặc thù được quy định trong luật khác thì áp dụng quy định của luật đó. 
  • Hoạt động thương mại không được quy định trong Luật thương mại và trong các luật khác thì áp dụng quy định của Bộ luật dân sự.
luật hợp đồng tm 1

Nhiều trường hợp áp dụng điều ước quốc tế khi ký hợp đồng thương mại.

Khi hợp đồng thương mại có yếu tố nước ngoài các doanh nghiệp, đơn vị lưu ý áp dụng điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài và tập quán thương mại quốc tế như sau:

  • Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế hoặc có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
  • Các bên trong giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài được thoả thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế nếu pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.

Hoạt động thương mại rất đa dạng do đó việc xác định căn cứ luật giao kết hợp đồng vô cùng quan trọng. Điều này sẽ giảm rủi ro và hạn chế các tranh chấp thương mại xảy ra giữa các bên.

2.2 Thương nhân theo luật hợp đồng thương mại

Chủ thể giao kết hợp đồng thương mại ít nhất có 1 bên là thương nhân. Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. 

Thương nhân có quyền hoạt động thương mại hợp pháp được Nhà nước bảo hộ. Đồng thời có quyền hoạt động thương mại tại các địa bàn, trong các ngành nghề, dưới nhiều hình thức và theo các phương thức mà pháp luật không cấm.

Bên cạnh quyền lợi thương nhân có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trường hợp chưa đăng ký kinh doanh, thương nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình theo quy định của pháp luật.

2.3 Hợp đồng thương mại được ký dựa trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực 

Luật hợp đồng thương mại tuân thủ pháp luật hợp đồng nói chung, do đó hợp đồng thương mại cần đảm bảo các nguyên tắc theo quy định tại Điều 3, Bộ luật Dân Sự gồm:

  • Nguyên tắc bình đẳng (quy định tại Khoản 1, Điều 3)
  • Nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận: (quy định tại Khoản 2, Điều 3), 
  • Nguyên tắc thiện chí, trung thực (quy định tại Khoản 3, Điều 3)
  • Nguyên tắc tôn trọng lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác (quy định tại Khoản 4, Điều 3)
  • Nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự (quy định tại Khoản 5, Điều 3)

2.4 Luật hợp đồng thương mại cho phép giao kết hợp đồng điện tử

Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ dẫn đến nhiều cải cách toàn diện trong doanh nghiệp. Trong đó áp dụng hợp đồng điện tử trở nên phổ biến và đem đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. 

luật hợp đồng tm3

Cho phép giao kết hợp đồng điện tử đối với hợp đồng thương mại.

Thay vì giao kết hợp đồng giấy doanh nghiệp hoàn toàn có thể giao kết hợp đồng thương mại dưới dạng hợp đồng điện tử để tiết kiệm thời gian, chi phí, nâng cao hiệu quả công việc tạo thuận lợi để mở rộng mối quan hệ. 

Các hợp đồng thương mại thuộc trường hợp mua bán hối phiếu, các loại giấy tờ có giá khác hoặc đăng ký chuyển nhượng quyền sử dụng bất động sản gồm nhà cửa, đất đai sẽ buộc phải sử dụng hợp đồng giấy theo quy định của Pháp luật.

2.5 Các quy định về chế tài trong thương mại 

Trong quá trình thực hiện giao kết hợp đồng thương mại, nhiều trường hợp sẽ không thể tránh được tranh chấp, do đó luật hợp đồng thương mại cần có các chế tài để đảm bảo quyền lợi của các bên tham gia. Cứ soạn thảo nội dung chế tài hợp đồng thương mại cần tuân theo quy định tại Điều  292, Luật Thương mại. Cụ thể các chế tại được áp dụng gồm:

  • Buộc thực hiện đúng hợp đồng.
  • Tạm ngừng thực hiện hợp đồng.
  • Phạt vi phạm.
  • Buộc bồi thường thiệt hại.
  • Đình chỉ thực hiện hợp đồng.
  • Huỷ bỏ hợp đồng.
  • Các biện pháp khác do các bên thỏa thuận không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc tế.

Tuân thủ luật hợp đồng thương mại khi giao kết hợp đồng sẽ giúp doanh nghiệp, thương nhân tránh được rủi ro về kinh tế đồng thời đảm bảo lợi ích lâu dài. Trong trường hợp chưa nắm rõ luật hợp đồng thương mại doanh nghiệp và thương nhân nên tham khảo ý kiến của người có chuyên môn hoặc nhờ luật sư tư vấn.