Trang chủ Tin tức Hợp đồng phân phối sản phẩm: Những điều doanh nghiệp cần biết

Hợp đồng phân phối sản phẩm: Những điều doanh nghiệp cần biết

Bởi: icontract.com.vn - 30/01/2024 Lượt xem: 2743 Cỡ chữ tru cong

   Hợp đồng phân phối sản phẩm là một loại hợp đồng thương mại được ký kết giữa nhà cung cấp/nhà sản xuất với nhà phân phối. Theo đó, nhà cung cấp sẽ giao cho nhà phân phối sản phẩm của mình trên một phạm vi nhất định. Dưới đây là một số điều cần lưu ý về loại hợp đồng này. 

1. Hợp đồng phân phối sản phẩm là gì?

Hợp đồng phân phối sản phẩm là thỏa thuận thương mại, theo đó, nhà cung cấp bán các sản phẩm của mình cho nhà phân phối để nhà phân phối bán lại các sản phẩm đó trong một phạm vi/lãnh thổ cụ thể theo thỏa thuận. 

Nhà phân phối có nghĩa vụ mua lại các sản phẩm của nhà cung cấp/nhà sản xuất theo các điều khoản và điều kiện phân phối của nhà sản xuất. 

 

hợp đồng phân phối 1

Hợp đồng phân phối sản phẩm là một thỏa thuận thương mại. 

Đối tượng của hợp đồng phân phối sản phẩm chính là các sản phẩm của nhà cung cấp/nhà sản xuất. Trong đó, sản phẩm này phải là các sản phẩm được phép lưu thông trên thị trường, đáp ứng theo đúng quy định của pháp luật.

Nội dung của hợp đồng phân phối sản phẩm bao gồm các hạng mục cơ bản như sau:

  • Các bên tham gia hợp đồng
  • Đối tượng hợp đồng
  • Giá cả và điều kiện thanh toán
  • Chất lượng sản phẩm
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên
  • Các trường hợp chấm dứt hợp đồng
  • Các điều khoản khác

2. Quyền và nghĩa vụ của nhà phân phối và nhà cung cấp trong hợp đồng phân phối sản phẩm

Căn cứ theo quy định tại Điều 174 và Điều 175, Luật thương mại 2005, nhà phân phối sản phẩm có một số quyền và nghĩa vụ sau đây:

2.1. Quyền của nhà phân phối:

  • Có quyền giao kết hợp đồng phân phối sản phẩm với một hoặc nhiều bên nhà cung cấp. 
  • Yêu cầu bên nhà cung cấp/nhà sản xuất giao sản phẩm theo đúng hợp đồng.
  • Yêu cầu bên nhà cung cấp/nhà sản xuất cung cấp thông tin, hướng dẫn sử dụng sản phẩm. 
  • Quyết định giá bán hàng hóa, cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng. 
  • Hưởng hoa hồng, chiết khấu thương mại theo thỏa thuận. 

hợp đồng phân phối 2

Nhà phân phối và nhà cung cấp có quyền lợi và nghĩa vụ như thế nào?

 

2.2. Nghĩa vụ của nhà phân phối:

  • Mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
  • Thanh toán đầy đủ sản phẩm cho nhà cung cấp theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng. 
  • Bảo quản sản phẩm đúng cách trong quá trình vận chuyển và bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ đến tay khách hàng.
  • Liên đới chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa của đại lý mua bán hàng hóa, chất lượng sản phẩm, dịch vụ của nhà cung cấp/nhà sản xuất trong trường hợp có lỗi do mình gây ra.
  • Trong trường hợp có quy định cụ thể về việc bên nhà phân phối chỉ được giao kết hợp đồng với một bên nhà cung cấp/nhà sản xuất với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định thì nhà phân phối phải tuân thủ theo quy định đó của pháp luật. 

2.3. Quyền của nhà cung cấp:

  • Yêu cầu nhà phân phối thực hiện theo đúng các quy định của hợp đồng, bao gồm các nội dung quy định về giá cả, chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng…
  • Có quyền kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi giao cho nhà phân phối. 
  • Có quyền chấm dứt hợp đồng trong trường hợp nhà phân phối vi phạm quy định của hợp đồng. 

2.4. Nghĩa vụ của nhà cung cấp:

  • Cung cấp đầy đủ về số lượng và đảm bảo chất lượng sản phẩm theo đúng quy định trong hợp đồng đã ký kết. 
  • Hỗ trợ nhà phân phối trong việc bán hàng hóa, quảng bá và tiếp thị sản phẩm, dịch vụ đến tay người tiêu dùng. 
  • Bảo hành sản phẩm dịch vụ theo quy định của pháp luật hoặc theo sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng phân phối sản phẩm đã ký kết.

3. Lưu ý khi soạn thảo hợp đồng phân phối sản phẩm

Hợp đồng phân phối sản phẩm là loại hợp đồng quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất/cung cấp sản phẩm và nhà phân phối. Việc soạn thảo hợp đồng đầy đủ, chính xác theo đúng yêu cầu của pháp luật sẽ giúp các bên tự đảm bảo quyền lợi của mình. 

Dưới đây là một số lưu ý khi soạn thảo hợp đồng phân phối”

  • Xác định rõ đối tượng của sản phẩm là gì, sản phẩm có hợp pháp và đáp ứng các quy định của pháp luật hay không?
  • Cần thỏa thuận rõ ràng về giá cả, chất lượng của sản phẩm và thống nhất về thời gian giao hàng. 
  • Cần xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên.
  • Điều khoản tranh chấp: Trong trường hợp xảy ra tranh chấp, các bên thống nhất giải quyết như thế nào để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của cả nhà sản xuất và nhà phân phối.

hợp đồng phân phối 3

Soạn thảo hợp đồng đúng quy định pháp luật sẽ giúp các bên đảm bảo quyền lợi của mình. 

  • Trường hợp nào chấm dứt hợp đồng phân phối sản phẩm:
  • Hợp đồng đã hết hạn: Hợp đồng phân phối sản phẩm thường có thời hạn nhất định. Khi thời hạn của hợp đồng đã hết, hợp đồng sẽ tự động chấm dứt.
  • Các bên tự thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng: Các bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng phân phối bất cứ lúc nào, miễn là thỏa thuận đó phải được lập thành văn bản và có chữ ký của cả hai bên.
  • Một bên vi phạm quy định trong hợp đồng: Trong trường hợp một bên vi phạm các quy định của hợp đồng, bên còn lại sẽ có quyền chấm dứt hợp đồng. 
  • Một bên bị phá sản: Trong trường hợp một bên bị phá sản, hợp đồng phân phối sản phẩm sẽ chấm dứt theo quy định của pháp luật.
  • Một bên bị giải thể: Trong trường hợp một bên bị giải thể, hợp đồng phân phối sản phẩm sẽ chấm dứt theo quy định của pháp luật.

Trên đây là tất cả những điều cần biết về hợp đồng phân phối sản phẩm. Hy vọng bài viết đã cung cấp kiến thức hữu ích cho quý độc giả để soạn thảo và ký kết bản hợp đồng đúng chuẩn. 

Ngoài ra, để được tư vấn chi tiết về phần mềm ký kết hợp đồng phân phối sản phẩm điện tử, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ.