Trang chủ Tin tức Hợp đồng thương mại điện tử và căn cứ pháp lý mới 2024

Hợp đồng thương mại điện tử và căn cứ pháp lý mới 2024

Bởi: icontract.com.vn - 24/03/2023 Lượt xem: 2803 Cỡ chữ tru cong

   Nền kinh tế thị trường liên tục được mở rộng, phát triển không ngừng theo hướng hiện đại và công nghệ hóa, doanh nghiệp thúc đẩy giao kết hợp đồng thương mại điện tử. Nắm bắt nhanh và hiểu rõ thông tin về hợp đồng thương mại điện tử sẽ giúp doanh nghiệp có nhiều lợi thế cạnh tranh.

hợp đồng điện tử 1

Hợp đồng thương mại điện tử.

1. Hợp đồng thương mại điện tử là gì

Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự (theo Điều 385, Bộ luật Dân sự 2015). Trong khi đó hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác (theo Khoản 1, Điều 3, Luật thương mại 2005).

Dựa trên các khái niệm về hợp đồng, hoạt động thương mại có thể hiểu một cách đơn giản như sau:

Hợp đồng thương mại điện tử là các thỏa thuận thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi và được giao kết dưới dạng thông điệp dữ liệu.

Các thông điệp dữ liệu  là thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử như: máy vi tính, điện thoại, laptop, Ipad, internet; Gmail… 

2. Căn cứ pháp lý cơ bản điều chỉnh hợp đồng thương mại điện tử

Để tránh những rủi ro khi giao kết hợp đồng thương mại điện tử khi giao kết cần đặc biệt lưu ý các vấn đề liên quan đến giao dịch điện tử, các vấn đề áp dụng luật thương mại và các vấn đề liên quan khác. 

2.1 Luật thương mại 2005 

Luật thương mại 2005 (Luật số 36/2005/QH11) ngày 14/6/2005 điều chỉnh hoạt động thương mại thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; hoạt động thương mại thực hiện ngoài lãnh thổ Việt Nam trong trường hợp các bên thỏa thuận chọn áp dụng; hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi của một bên trong giao dịch với thương nhân thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam trong trường hợp bên thực hiện hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi đó chọn áp dụng. 

hợp đồng điện tử 2

Sử dụng Luật Thương mại là căn cứ pháp lý cho việc giao kết hợp đồng.

Hợp đồng thương mại điện tử là hợp đồng có nội dung giao kết trong lĩnh vực thương mại, do đó buộc phải tuân thủ các quy định của Luật thương mại 2005. Trong trường hợp hợp đồng giao kết thuộc các lĩnh vực đặc thù thì sẽ tuân thủ các luật hiện hành đó.

Tại Luật thương mại 2005 quy định một số vấn đề doanh nghiệp cần lưu ý như sau:

  • Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa/dịch vụ: được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hoá/ dịch vụ mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.
  • Quyền nghĩa vụ của các bên khi mua bán hàng hóa dịch vụ.
  • Các hàng hóa, dịch vụ bị cấm mua bán, trao đổi.
  • Mua bán hàng hóa quốc tế, hoạt động xuất nhập khẩu.

Lưu ý: 

Hợp đồng thương mại điện tử áp dụng luật theo nguyên tắc sau: hoạt động thương mại phải tuân theo Luật thương mại và pháp luật có liên quan. Hoạt động thương mại đặc thù được quy định trong luật khác thì áp dụng quy định của luật đó, trường hợp không được quy định trong Luật thương mại và trong các luật khác thì áp dụng quy định của Bộ luật dân sự.

2.2 Luật giao dịch điện tử điều chỉnh hợp đồng thương mại điện tử

Luật giao dịch điện tử 2005 (Luật số: 51/2005/QH11) ngày 29/11/2005 quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động của các cơ quan nhà nước; trong lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thương mại và các lĩnh vực khác do pháp luật quy định. Luật  giao dịch điện tử 2005 áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân lựa chọn giao dịch bằng phương tiện điện tử theo (quy định tại Điều 2).

Hợp đồng thương mại điện tử là hợp đồng được giao kết bằng phương tiện điện tử do đó phải tuân thủ các quy định tại Luật giao dịch điện tử 2005. Theo đó doanh nghiệp cần lưu ý một số vấn đề sau khi giao kết hợp đồng.

  • Giá trị pháp lý của hợp đồng thương mại điện tử không thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu.
  • Các bên được lựa chọn, thỏa thuận phương thức giao kết đồng đồng, phương tiện giao kết, chữ ký điện tử.
  • Chữ ký điện tử và chứng thực chữ ký điện tử, điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký điện tử.
  • Gửi nhận thông điệp dữ liệu: địa điểm, thời điểm gửi thông điệp dữ liệu.
  • Các hành vi bị nghiêm cấm trong giao dịch điện tử.

hợp đồng điện tử 4

Hợp đồng được giao kết bằng các phương tiện điện tử.

Doanh nghiệp lưu ý đối với việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và các bất động sản khác, văn bản về thừa kế, giấy đăng ký kết hôn, quyết định ly hôn, giấy khai sinh, giấy khai tử, hối phiếu và các giấy tờ có giá khác không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật giao dịch điện tử.

2.3 Bộ luật Dân sự 2015 

Bộ luật dân sự 2015 (Luật số 91/2015/QH13) ngày 24/11/2015 quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân; quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự)..

Ngoài Luật thương mại 2005, Luật giao dịch điện tử 2005 thì hợp đồng thương mại điện tử làm phát sinh mối quan hệ dân sự, do đó thì còn chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Dân sự 2015. Căn cứ theo Bộ luật dân sự doanh nghiệp cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Đối tượng của hợp đồng thương mại điện tử và quy định về chủ thể giao kết hợp đồng .
  • Nguyên tắc giao kết hợp đồng .
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên.
  • Các loại hợp đồng cơ bản .
  • Bồi thường thiệt hại khi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng.
  • Các trường hợp hợp đồng vô hiệu. 

Bộ luật dân sự là nền tảng để hình thành các luật liên quan đến hợp đồng thương mại. Trong trường hợp các bộ luật liên quan không quy định sẽ căn cứ theo quy định tại Bộ luật Dân sự.

2.4 Các Bộ luật, Luật và Văn bản pháp luật liên quan khác

Hợp đồng thương mại điện tử có thể giao kết ở rất nhiều các lĩnh vực khác nhau, đồng thời trong quá trình thực hiện hợp đồng có thể phát sinh rất nhiều vấn đề khác cần xử lý và giải quyết. Với mỗi vấn đề có thể chịu sự điều chỉnh của các bộ luật và luật khác nhau. Dưới đây là một vài bộ luật và luật và các văn bản pháp luật liên quan:

  • Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
  • Luật Trọng tài thương mại 2010.
  • Nghị định 22/2017/NĐ-CP ngày 24/2/2017 Nghị định về hòa giải thương mại .
  • Luật Hải Quan (Luật số 54/2014/QH13) ngày 23/6/2014.
  • Luật Xây Dựng (Luật số: 50/2014/QH13) ngày 18/6/2014.

Trên đây là thông tin về hợp đồng thương mại điện tử và căn cứ pháp lý doanh nghiệp cần nắm rõ trước khi giao kết hợp đồng thương mại điện tử nhằm tránh rủi ro. Doanh nghiệp thường xuyên giao kết hợp đồng điện tử nên lựa chọn các đơn vị cung cấp phần mềm hợp đồng điện tử uy tín, hỗ trợ giao kết hợp đồng điện tử nhanh, thuận lợi nhất.