Hợp đồng tiếp thị liên kết (Affiliate) là gì? Mẫu tiếp thị phổ biến
Tiếp thị liên kết là phương thức hợp tác kinh doanh giữa nhãn hàng với đối tác là cá nhân hoặc tổ chức trung gian nhằm thúc đẩy bán hàng qua hình thức tiếp thị trực tuyến hưởng hoa hồng. Vậy hợp đồng tiếp thị liên kết sẽ có điểm gì mới so với hợp đồng lao động truyền thống?
Mục lục: 1. Giới thiệu chung về hợp đồng tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing) 2. Nội dung cơ bản trong hợp đồng tiếp thị liên kết |
1. Giới thiệu chung về hợp đồng tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing)
Hợp đồng tiếp thị liên kết là một thỏa thuận hợp tác giữa doanh nghiệp (bên cung cấp sản phẩm/dịch vụ) và cá nhân hoặc tổ chức trung gian (người tiếp thị – publisher).
1.1 Các hình thức tiếp thị liên kết
Tiếp thị liên kết là hoạt động thúc đẩy hoạt động bán hàng thông qua hình thức quảng bá trực tuyến bởi bên thứ 3. Theo đó, bên tiếp thị sẽ giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng thông qua các kênh như website, blog, mạng xã hội, video, email marketing...
Khi có người dùng thực hiện hành vi mua hàng, đăng ký hoặc tương tác đúng như yêu cầu (tùy vào chính sách của doanh nghiệp), thì người tiếp thị sẽ được nhận khoản hoa hồng tương ứng.
1.2 Vai trò của hợp đồng tiếp thị liên kết

Hợp đồng tiếp thị liên kết đóng vai trò là cơ sở pháp lý ghi nhận các điều khoản cam kết giữa các bên, như tỷ lệ hoa hồng, phương thức thanh toán, quyền và nghĩa vụ, điều kiện chấm dứt hợp đồng hay các quy định xử lý vi phạm. Đây là công cụ cần thiết để đảm bảo sự minh bạch, hạn chế rủi ro và duy trì mối quan hệ hợp tác lâu dài, đặc biệt trong bối cảnh affiliate marketing ngày càng phổ biến trong lĩnh vực thương mại điện tử và kinh doanh online.
Tùy vào mô hình hoạt động, hợp đồng có thể được ký giữa doanh nghiệp và cá nhân, hoặc giữa doanh nghiệp với đơn vị trung gian (affiliate network/platform). Trong một số trường hợp, các nền tảng tiếp thị liên kết cung cấp sẵn các điều khoản hợp tác dạng điện tử, đóng vai trò thay thế hợp đồng truyền thống.
2. Nội dung cơ bản trong hợp đồng tiếp thị liên kết
Một hợp đồng tiếp thị liên kết được xem là đầy đủ và rõ ràng khi thể hiện được các điều khoản then chốt nhằm ràng buộc trách nhiệm giữa các bên và hạn chế tối đa các rủi ro phát sinh. Tùy từng trường hợp cụ thể, nội dung hợp đồng có thể linh hoạt, nhưng về cơ bản nên bao gồm các yếu tố sau:
- Thông tin pháp lý của các bên: Bao gồm tên đầy đủ, địa chỉ, số điện thoại, mã số thuế (nếu có) của doanh nghiệp và đối tác tiếp thị. Với cá nhân, cần có số CMND/CCCD, ngày cấp, nơi cấp.
- Sản phẩm hoặc dịch vụ được tiếp thị: Hợp đồng cần nêu rõ phạm vi sản phẩm, dịch vụ mà bên tiếp thị được phép quảng bá – bao gồm tên sản phẩm, nhãn hiệu, lĩnh vực kinh doanh...
- Phương thức và kênh tiếp thị được chấp nhận: Các kênh như Facebook, YouTube, Google Ads, TikTok, blog cá nhân, email marketing… phải được quy định rõ. Đồng thời, nên nêu rõ những hành vi bị cấm như spam, lạm dụng thương hiệu, gây hiểu nhầm cho khách hàng.
- Cơ chế ghi nhận và tính hoa hồng: Đây là phần quan trọng nhất của hợp đồng. Cần nêu rõ các hành động nào được tính là hợp lệ (mua hàng, điền form, đăng ký dùng thử…), hệ thống theo dõi nào được sử dụng (pixel, link tracking, nền tảng trung gian…), và thời gian duy trì cookie.
- Tỷ lệ hoa hồng và phương thức thanh toán: Cần quy định mức hoa hồng theo từng loại sản phẩm, thời gian chốt đơn (tháng/quý), hình thức chi trả (chuyển khoản, ví điện tử…) và điều kiện nhận tiền (đủ tối thiểu bao nhiêu tiền, không hoàn đơn, v.v.).
- Thời hạn hợp đồng và điều kiện chấm dứt: Bao gồm thời gian hiệu lực, quyền đơn phương chấm dứt của mỗi bên và điều kiện cụ thể để chấm dứt hợp đồng (vi phạm quy định, không đạt hiệu suất...).
- Cam kết bảo mật thông tin: Các bên cần thống nhất về việc không tiết lộ dữ liệu khách hàng, thông tin đơn hàng hay chính sách nội bộ cho bên thứ ba.
- Điều khoản xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp: Cần nêu rõ các hình thức xử lý khi vi phạm hợp đồng, mức phạt (nếu có), và cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.
Việc xây dựng một hợp đồng chi tiết ngay từ đầu sẽ giúp cả hai bên có căn cứ rõ ràng trong quá trình hợp tác, đồng thời tăng tính chuyên nghiệp và uy tín trong môi trường tiếp thị liên kết.
3. Mẫu hợp đồng tiếp thị liên kết phổ biến
Dưới đây là một số mẫu hợp đồng tiếp thị liên kết được iContract tổng hợp, tham khảo từ một số đơn vị đang triển khai hoạt động này.
3.1 Hợp đồng giữa network với cá nhân
Đây là hợp đồng được ký kết bởi nền tảng kết nối với cộng tác viên/KOLs/KOCs thực hiện hoạt động tiếp thị liên kết cho các khách hàng đăng ký dịch vụ.

https://docs.google.com/document/d/1BGNe5PLowya6j1WQ77ztj6yCle6fFOwNNTU5UcLc41w/edit?tab=t.0
3.2 Hợp đồng cộng tác viên phân phối sản phẩm
Đây là dạng hợp đồng tiếp thị liên kết trực tiếp giữa doanh nghiệp (nhãn hàng) với cá nhân cộng tác viên/KOLs/KOCs thực hiện hoạt động quảng bá sản phẩm/dịch vụ nhận hoa hồng.

https://docs.google.com/document/d/19Ew0nqsWo4NDMyOq9hVNZEz_2rpi6R0f/edit
4. Lưu ý khi ký kết và thực hiện hợp đồng tiếp thị liên kết

Dù hợp đồng tiếp thị liên kết không quá phức tạp như các loại hợp đồng thương mại truyền thống, nhưng để đảm bảo hiệu quả hợp tác và tránh rủi ro, các bên cần lưu ý một số điểm quan trọng dưới đây trước khi ký kết và trong quá trình thực hiện:
4.1 Điều khoản về thanh toán và chính sách hoa hồng
Nhiều tranh chấp trong affiliate marketing xuất phát từ việc không hiểu rõ cơ chế trả hoa hồng. Do đó, bạn cần làm rõ:
- Tỷ lệ hoa hồng áp dụng cho từng loại sản phẩm/dịch vụ
- Thời điểm xác nhận đơn hàng thành công
- Điều kiện bị từ chối hoa hồng (hủy đơn, gian lận click, mua hàng nội bộ...)
- Ngưỡng thanh toán tối thiểu và thời hạn thanh toán (theo tháng, quý...)
4.2 Thống nhất công cụ đo lường hiệu quả tiếp thị
Để tránh mâu thuẫn khi đối chiếu số liệu, hợp đồng cần ghi rõ hệ thống tracking được sử dụng (ví dụ: nền tảng trung gian, pixel, mã giới thiệu...), ai là bên kiểm soát dữ liệu, và có cơ chế đối soát minh bạch. Nếu nền tảng trung gian tham gia, cần đảm bảo dữ liệu từ nền tảng là căn cứ chung để quyết toán.
4.3 Làm rõ phạm vi nội dung được phép sử dụng
Nhiều doanh nghiệp không cho phép đối tác sử dụng hình ảnh, tên thương hiệu, hoặc chạy quảng cáo từ khóa có chứa tên thương hiệu. Hợp đồng cần quy định cụ thể các giới hạn để publisher không vi phạm và doanh nghiệp không bị ảnh hưởng đến hình ảnh.
4.4 Chú ý đến các điều khoản chấm dứt và xử lý vi phạm
Cần xác định rõ các trường hợp một bên được quyền chấm dứt hợp đồng ngay lập tức (ví dụ: giả mạo traffic, sử dụng nội dung lừa đảo...). Đồng thời, nên có điều khoản xử phạt nếu publisher cố tình gian lận để trục lợi hoa hồng.
Trên đây là những nội dung cơ bản quý khách cần biết để khởi tạo hợp đồng tiếp thị liên kết chuẩn, hạn chế những tranh chấp và rủi ro không đáng có trong quá trình hợp tác.
Nếu quý khách có nhu cầu ký hợp đồng điện tử từ xa với quy trình khoa học, thuận tiện và bảo mật, xin vui lòng liên hệ hotline của phần mềm Ký hợp đồng điện tử iContract để được tư vấn tại:
- Miền Bắc: 1900.4767
- Trung, Nam: 1900.4768
Mạnh Hùng