Tổng hợp 4 điều cần biết về hợp đồng ủy thác đầu tư đừng bỏ lỡ
Hợp đồng ủy thác đầu tư là loại hợp đồng còn khá mới mẻ tại thị trường Việt Nam. Việc hiểu rõ về loại hợp đồng này sẽ giúp các nhà đầu tư tăng trưởng tài sản mạnh mẽ. Dưới đây là tổng hợp những điều cần biết về loại hợp đồng này.
1. Hợp đồng ủy thác đầu tư là gì?
Hợp đồng ủy thác đầu tư hiểu đơn giản là các thỏa thuận thể hiện dưới dạng văn bản về việc một bên ủy thác cho bên còn lại để thực hiện các hoạt động đầu tư nhằm mục tiêu mang lại lợi nhuận. Trong đó, hoạt động ủy thác là việc bên ủy thác sẽ mang số tiền cụ thể cho bên nhận ủy thác để tiến hành đầu tư vào các dự án sản xuất, kinh doanh.
Hợp đồng ủy thác đầu tư là gì?
Khi thực hiện hợp đồng, bên nhận ủy thác sẽ được hưởng lợi nhuận từ hoạt động đầu tư và vừa phải chịu tất cả rủi ro có thể phát sinh trong quá trình đầu tư. Ngược lại, bên nhận ủy thác vẫn sẽ nhận được đúng khoản phí ủy thác theo như hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng.
Thông thường, hợp đồng đầu tư xuất hiện 02 chủ thể là:
- Bên ủy thác: Thường là các cá nhân, doanh nghiệp được hưởng lợi nhuận trực tiếp từ các hoạt động đầu tư, đồng thời phải chịu mọi rủi ro có thể phát sinh trong quá trình đầu tư.
- Bên nhận ủy thác đầu tư: Thường là pháp nhân đã có kinh nghiệm, chuyên môn trong lĩnh vực đầu tư: như ngân hàng, quỹ đầu tư, công ty tài chính, quản lý quỹ… để thực hiện hoạt động đầu tư cho bên ủy thác. Ngoài ra, bên nhận ủy thác cũng sẽ nhận được 01 khoản phí ủy thác như hai bên đã thỏa thuận trước đó.
2. Điều kiện cần có để ký hợp đồng ủy thác đầu tư
Hoạt động ủy thác đầu tư là hoạt động dễ mang đến lợi nhuận cho doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức. Ngoài ra, hoạt động này còn hạn chế tối đa rủi ro cho các chủ thể ủy thác đầu tư. Trước khi thực hiện giao kết hợp đồng, các bên cần lưu ý tuân thủ theo một số điều kiện sau:
- Đối tượng của hoạt động ủy thác: Các ngành nghề sản xuất, kinh doanh được cho phép đầu tư.
- Bên nhận ủy thác: Không được tự ý sử dụng vốn của bên ủy thác vào các hoạt động cá nhân, trái mục đích và nội dung được quy định trong hợp đồng ủy thác.
- Hợp đồng ủy thác đầu tư cần được lập thành văn bản, có chữ ký của các bên, đồng thời phải tuân theo quy định của pháp luật về nội dung của hoạt động ủy thác đầu tư.
- Hợp đồng có thể dựa trên những quy định về luật dân sự, luật đầu tư, luật chứng khoán và các văn bản khác có liên quan.
- Chủ thể ký kết phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và thẩm quyền trong việc giao kết hợp đồng.
3. Ký hợp đồng ủy thác có thể gặp những rủi ro gì?
Trong hợp đồng ủy thác đầu tư, rủi ro có thể được xác định là khả năng xảy ra biến cố, để lại hậu quả, hoặc kết quả không như mong đợi cho chủ thể hợp đồng. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, rủi ro tiềm ẩn khá lớn bởi pháp luật Việt Nam hiện nay chưa cung cấp các khung pháp lý cụ thể về mối quan hệ ủy thác đầu tư nói riêng cũng như ủy thác nói chung.
Lưu ý các rủi ro khi ký kết hợp đồng.
Đặc biệt, trên thực tế, bên nhận ủy thác sẽ là bên thực hiện soạn thảo hợp đồng, và các điều khoản có sẵn thường có lợi cho bên này. Do đó, trong trường hợp xảy ra rủi ro, bên ủy thác sẽ gặp nhiều bất lợi và thiệt thòi hơn vì pháp luật chưa có khung pháp lý cụ thể để bảo vệ quyền lợi cho họ.
Ngoài ra, trong trường hợp bên nhận ủy thác bị phá sản hoặc có hành vi lừa đảo, chiếm dụng vốn, thì bên ủy thác có nguy cơ bị trắng tay, trở thành chủ nợ, tiền mất tật mang. Do đó, trước khi ký kết hợp đồng, bên ủy thác cần tìm hiểu thật kỹ về uy tín của bên nhận ủy thác và đọc thật kỹ các điều khoản trong hợp đồng.
4. Cách soạn thảo hợp đồng ủy thác đầu tư
Hiện nay, pháp luật không quy định cụ thể về hình thức và nội dung của hợp đồng ủy thác đầu tư. Do đó, khi soạn thảo hợp đồng, doanh nghiệp và các nhà đầu tư cần lưu ý một số trường hợp đặc biệt và áp dụng theo đúng quy định của pháp luật.
Một số nội dung cơ bản cần có trong hợp đồng.
Dưới đây là một số nội dung cơ bản cần có trong mẫu văn bản hợp đồng ủy thác đầu tư:
- Thông tin về các bên trong hợp đồng: Bên ủy thác và bên nhận ủy thác
- Nội dung ủy thác
- Vốn ủy thác, thời gian vay vốn ủy thác, rút vốn ủy thác trước thời hạn
- Tổng chi phí thực hiện ủy thác đầu tư
- Quyền và nghĩa vụ của bên ủy thác
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận ủy thác
- Chuyển giao nghĩa vụ trong hợp đồng
- Một số điều khoản khác như: Bảo mật thông tin hợp đồng, sửa đổi, bổ sung các điều khoản trong hợp đồng; thời hạn thực hiện và chấm dứt hợp đồng, điều khoản bất khả kháng; gia hạn hợp đồng, cách xử lý tranh chấp hợp đồng…
Trên đây là một số quy định về hợp đồng ủy thác đầu tư. Các doanh nghiệp, nhà đầu tư có thể lựa chọn mẫu hợp đồng ủy thác đầu tư phù hợp với nhu cầu của mình. Tuy nhiên, trước khi ký kết, nhà ủy thác đầu tư và bên nhận ủy thác đều phải đọc thật kỹ các điều khoản trong hợp đồng để tránh phát sinh các tranh chấp không đáng có xảy ra. Hy vọng bài viết trên đây của iContract đã cung cấp thông tin hữu ích cho quý độc giả.