Trang chủ Tin tức Khi nào hủy bỏ hợp đồng thương mại? Có được thỏa thuận để hủy bỏ hợp đồng?

Khi nào hủy bỏ hợp đồng thương mại? Có được thỏa thuận để hủy bỏ hợp đồng?

Bởi: icontract.com.vn - 26/07/2024 Lượt xem: 143 Cỡ chữ tru cong

   Hủy bỏ hợp đồng thương mại là một chế tài thương mại được quy định tại Luật thương mại năm 2005 và một số điều khoản liên quan khác được đề cập trong Bộ luật Dân sự 2015. Bài viết này sẽ diễn giải các khái niệm liên quan đến hợp đồng thương mại với trọng tâm là việc hủy bỏ hợp đồng thương mại.

hủy hợp đồng 1

Hợp đồng thương mại và những điều bạn cần biết.

1. Các khái niệm liên quan đến hủy bỏ hợp đồng thương mại

Các khái niệm xoay quanh việc hủy bỏ hợp đồng thương mại được giải thích trong Luật thương mại 2005 như sau:

1.1 Hoạt động thương mại

Các hoạt động mang mục đích sinh lợi, như mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, xúc tiến thương mại hay đầu tư và các hoạt động mang mục đích sinh lợi khác được gọi là hoạt động thương mại.

1.2 Xúc tiến thương mại

Các hoạt động mang tính thúc đẩy, tạo ra, gia tăng cơ hội mua bán hàng hóa dịch vụ như quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hóa dịch vụ, triển lãm, hội chợ, khuyến mại… gọi chung là xúc tiến thương mại.

1.3 Các loại chế tài trong thương mại

Dựa trên thông tin tại Điều 292, Luật thương mại năm 2005, có 6 loại chế tài thương mại chính gồm:

  - Phạt vi phạm hợp đồng.

  - Buộc bồi thường thiệt hại.

  - Buộc thực hiện đúng hợp đồng.

  - Tạm ngừng thực hiện hợp đồng.

  - Đình chỉ thực hiện hợp đồng.

  - Huỷ bỏ hợp đồng.

  - Các biện pháp khác do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, đảm bảo không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam; điều ước quốc tế mà Cộng hòa XHCN Việt Nam là thành viên; tập quán thương mại quốc tế.

Như vậy, hủy bỏ hợp đồng thương mại là một trong 6 loại chế tài được quy định rõ trong Luật thương mại.

1.4 Hủy bỏ hợp đồng thương mại

Điều 312, Luật thương mại năm 2005 đã đề cập việc hủy bỏ hợp đồng là hủy bỏ toàn bộ hợp đồng hoặc hủy bỏ một phần hợp đồng, cụ thể:

  • “Hủy bỏ toàn bộ hợp đồng là việc bãi bỏ hoàn toàn việc thực hiện tất cả các nghĩa vụ hợp đồng đối với toàn bộ hợp đồng.
  • Hủy bỏ một phần hợp đồng là việc bãi bỏ thực hiện một phần nghĩa vụ hợp đồng, các phần còn lại trong hợp đồng vẫn còn hiệu lực.”

hủy hợp đồng 4

Hợp đồng thương mại bị hủy bỏ khi nào?

2. Khi nào hủy bỏ hợp đồng thương mại và hậu quả pháp lý của việc hủy bỏ

Hợp đồng thương mại bị hủy bỏ dẫn đến hậu quả pháp lý gì? Dưới đây là thông tin về hai trường hợp hủy bỏ hợp đồng thương mại và hậu quả pháp lý của nó.

2.1 Trường hợp hủy bỏ hợp đồng thương mại

Theo quy định tại Khoản 4, Điều 312, Luật thương mại năm 2005, chế tài hủy bỏ hợp đồng được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

  • Xảy ra hành vi vi phạm thuộc thỏa thuận để hủy bỏ hợp đồng giữa các bên trong hợp đồng.
  • Một bên tham gia hợp đồng vi phạm cơ bản nghĩa vụ của hợp đồng.
  • Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.

Lưu ý: Ngoại trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, tức các bên vi phạm hợp đồng sẽ được miễn trách nhiệm, bao gồm các trường hợp sau:

  • Trường hợp xảy ra thuộc trường hợp được miễn như các bên đã thỏa thuận.
  • Có sự kiện, sự việc xảy ra bất khả kháng.
  • Hành vi vi phạm của bên A hoàn toàn do bên B và ngược lại.
  • Hành vi vi phạm của một bên phát sinh từ việc thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, các bên không được biết khi giao kết hợp đồng.

Ngoài ra, trong trường hợp miễn trách nhiệm thì bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ phải chứng minh.

2.2 Hệ quả pháp lý của việc huỷ bỏ hợp đồng

Hợp đồng bị hủy bỏ dẫn đến hệ quả được quy định tại Điều 314, Luật thương mại năm 2005 như sau:

  • Huỷ bỏ hợp đồng trong trường hợp giao hàng, cung ứng dịch vụ từng phần ngoại trừ các trường hợp liên quan đến việc hủy bỏ hợp đồng trong trường hợp giao hàng, cung ứng dịch vụ từng phần được quy định tại Điều 313 của Luật này, hợp đồng sẽ không còn hiệu lực ngay khi giao kết hủy bò được diễn ra. Song, các bên sẽ không phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ còn lại trong hợp đồng nữa, ngoại trừ các thỏa thuận về giải quyết tranh chấp, thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ khi hủy bỏ hợp đồng.
  • Các bên có quyền đòi lại lợi ích dựa trên những phần công việc theo nghĩa vụ đã thực hiện. Bên có nghĩa vụ hoàn trả phải thực hiện đồng thời, nếu không thể hoàn trả bằng lợi ích đã nhận thì phải hoàn trả bằng tiền.
  • Bên vi phạm có quyền yêu cầu phải thực hiện bồi thường thiệt hại cho bên bị vi phạm theo quy định của Luật này.

hủy hợp đồng 3

Các bên có được thương lượng để hủy bỏ hợp đồng?

3. Có được thỏa thuận để hủy bỏ hợp đồng thương mại không?

Ở phần trên, chúng ta đã cùng tìm hiểu và giải đáp cho câu hỏi “khi nào được hủy bỏ hợp đồng thương mại?”. Trong đó, không nhắc đến trường hợp các bên thỏa thuận hủy bỏ hợp đồng. Do đó, có thể kết luận rằng: Việc các bên tự thỏa thuận để hủy bỏ hợp đồng là chưa có trong quy định của pháp luật.

Thay vào đó, nếu bạn muốn hủy bỏ hợp đồng nhưng không thuộc hai trường hợp được nêu ở phần 2 của bài viết này, bạn có thể xem xét việc đơn phương chấm dứt hợp đồng.

Theo quy định tại Điều 428, Bộ luật Dân sự 2015, việc đơn phương chấm dứt hợp đồng được quy định như sau:

  • Một bên được quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, đồng thời không phải bồi thường thiệt hại khi thuộc 1 trong 3 trường hợp sau:
  • Bên kia có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng.
  • Do các bên có thỏa thuận.
  • Pháp luật có quy định.
  • Nếu một bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng không có căn cứ thì bị xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định pháp luật do không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng.
  • Về thời gian thông báo, bên muôn đơn phương chấm dứt hợp đồng phải thông tin ngay với bên còn lại, nếu bên đơn phương chấm dứt hợp đồng không thông báo dẫn đến thiệt hại thì phải bồi thường.
  • Hợp đồng chấm dứt kể từ thời điểm một bên nhận được thông báo chấm dứt từ bên đơn phương chấm dứt. Các bên sẽ không phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ còn lại trong hợp đồng nữa, ngoại trừ các thỏa thuận về giải quyết tranh chấp, thỏa thuận về phạt vi phạm và bồi thường. Các bên có quyền yêu cầu bên còn lại thanh toán cho phần nghĩa vụ đã thực hiện.
  • Bên bị thiệt hại được nhận bồi thường do hành vi không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng của bên kia.

Trên đây là những thông tin về việc hủy bỏ hợp đồng thương mại và những quy định liên quan. Qua bài viết trên, doanh nghiệp có thể hiểu hơn về việc hủy bỏ hợp đồng thương mại cũng như xác định được các trường hợp hủy bỏ hợp đồng.