Trang chủ Tin tức Điểm khác biệt giữa hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại

Điểm khác biệt giữa hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại

Bởi: icontract.com.vn - 17/04/2023 Lượt xem: 2007 Cỡ chữ tru cong

   Hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại là hai loại hợp đồng phổ biến và thường được sử dụng trong đời sống hàng ngày. Trong bài viết này, iContract sẽ tìm hiểu chi tiết về hai loại hợp đồng này, điểm khác nhau giữa chúng để cá nhân, doanh nghiệp có thể lựa chọn loại hợp đồng phù hợp để thuận tiện trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng, tránh những tranh chấp xảy ra.

1. Tổng quan về hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại

phân biệt 1

Hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại áp dụng phổ biến hàng ngày.

Để hiểu rõ sự khác nhau giữa hợp đồng thương mại và hợp đồng dân sự. Trước tiên, cần hiểu rõ về từng loại hợp đồng.

1.1. Hợp đồng dân sự

phân biệt 2

Hợp đồng dân sự phát sinh trong các quan hệ dân sự

Căn cứ theo quy định tại Điều 385, Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng. Hợp đồng dân sự được định nghĩa như sau: Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Có thể thấy, đây là loại hợp đồng thường được phát sinh trong các quan hệ dân sự và được điều chỉnh bởi Bộ luật Dân sự. Một số ví dụ về quan hệ dân sự có thể kể đến như: quan hệ giữa người bán đất và người mua đất, quan hệ tài sản giữa cha mẹ và con cái hay các quan hệ liên quan đến hôn nhân, gia đình…

1.2. Hợp đồng thương mại

phân biệt 3

Hợp đồng thương mại phát sinh trong hoạt động thương mại.

Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa có khái niệm chính thức về Hợp đồng thương mại. Tuy nhiên, Luật Thương mại năm 2005 có định nghĩa hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

Vì vậy, có thể hiểu hợp đồng thương mại là sự thỏa thuận giữa thương nhân với thương nhân, thương nhân với các bên có liên quan nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ giữa các bên trong hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thương mại và xúc tiến thương mại.

Có thể thấy, hợp đồng thương mại là hợp đồng phát sinh trong hoạt động thương mại nhằm mục đích sinh lợi do thương nhân thực hiện và được điều chỉnh bởi Luật Thương mại.

2. Sự khác biệt giữa hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại

Để lựa chọn được loại hợp đồng phù hợp, đảm bảo quyền và lợi ích một cách tối đa và tránh những tranh chấp pháp lý có thể xảy ra. Việc đòi hỏi cá nhân, doanh nghiệp cần phải hiểu rõ sự khác biệt giữa hai loại hợp đồng này. Dưới đây là các tiêu chí chỉ ra sự khác biệt giữa hợp đồng thương mại và hợp đồng dân sự:

Tiêu chí

Hợp đồng dân sự

Hợp đồng thương mại

Pháp luật điều chỉnh

Bộ luật Dân sự 

Luật Thương mại, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Bộ luật dân sự.

Chủ thể giao kết

Các cá nhân, tổ chức (có thể là thương nhân hoặc không)

Phải có ít nhất một bên chủ thể là thương nhân (cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh).

Mục đích hợp đồng

Đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng,v.v... có thể có mục đích sinh lợi hoặc không.

Mục đích sinh lợi

Hình thức giao kết

+ Đối với các giao dịch đơn giản, có tính phổ thông và giá trị thấp thường được giao kết bằng lời nói hoặc giao hoặc bằng hành vi cụ thể.

+ Đối với một số giao dịch dân sự có giá trị cao yêu cầu bằng văn bản và có công chứng thì cần phải sử dụng hình thức bằng giao kết bằng văn bản.

Thường được quy định giao kết bằng văn bản và được công chứng để tăng giá trị pháp lý, đảm bảo quyền và nghĩa vụ với các bên.

Tuy nhiên, một số hợp đồng thương mại có thể giao kết qua hình thức lời nói hoặc bằng hành vi cụ thể.

Cơ quan giải quyết tranh chấp

Tòa án

Tòa án

Trọng tài thương mại

Mức phạt vi phạm 

Do các bên tự thỏa thuận và không có giới hạn mức phạt tối đa. 

Mức phạt vi phạm đối với hợp đồng thương mại tối đa là 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng, ngoại trừ trường hợp vi phạm hợp đồng dịch vụ giám định.

 

Có thể thấy, hợp đồng thương mại và hợp đồng dân sự là hai loại hợp đồng quan trọng trong đời sống và kinh doanh. Để đảm bảo quyền và lợi ích các bên, tránh được những rủi ro pháp lý, các doanh nghiệp cần hiểu rõ về hai loại hợp đồng này. Ngoài ra, việc sử dụng phần mềm hợp đồng điện tử cũng là một giải pháp hiệu quả để quản lý và thực hiện các hợp đồng một cách tiện lợi và an toàn.

Các công ty phần mềm đã phát triển các ứng dụng hợp đồng điện tử để giúp các doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí, đồng thời tăng tính minh bạch và độ chính xác của các hợp đồng. ThaisonSoft tự hào là đơn vị cung cấp phần mềm hợp đồng điện tử iContract được tích hợp nhiều tính năng nổi bật, hỗ trợ doanh nghiệp ký kết hợp đồng qua môi trường internet không cần gặp mặt trực tiếp, đảm bảo tính pháp lý đầy đủ.

Trên đây là những thông tin cơ bản về hợp đồng thương mại và hợp đồng dân sự. Hy vọng thông tin này sẽ giúp ích cho quý bạn đọc trong việc hiểu rõ hơn về các loại hợp đồng và cách quản lý chúng. Ngoài ra, để được tư vấn thêm về phần mềm hợp đồng điện tử iContract, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://icontract.com.vn/