Trang chủ Tin tức Hợp đồng kinh tế là gì? Phân biệt hợp đồng kinh tế và hợp đồng mua bán hàng hóa

Hợp đồng kinh tế là gì? Phân biệt hợp đồng kinh tế và hợp đồng mua bán hàng hóa

Bởi: icontract.com.vn - 12/09/2023 Lượt xem: 3986 Cỡ chữ tru cong

   Hợp đồng kinh tế và hợp đồng mua bán hàng hóa là hai loại hợp đồng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, do có nhiều điểm chung nên nhiều người thường nhầm lẫn hai loại hợp đồng này khi soạn thảo. Dưới đây là cách phân biệt hai loại hợp đồng này đơn giản nhất.

1. Hợp đồng kinh tế là gì?

Hợp đồng kinh tế là sự thỏa thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hóa dịch vụ, nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và một số thỏa thuận khác có mục đích kinh doanh. Trong đó, có sự quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của các bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình. 

hợp đồng kinh tế 1

Hợp đồng kinh tế quy định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên tham gia.

 

2. Hợp đồng mua bán là gì?

Theo quy định tại Khoản 8, Điều 3, Luật thương mại 2005, mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua, sau đó nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng cho bên bán, nhận hàng và sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận. 

Từ đó, hiểu đơn giản, hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận giữa các bên, trong đó, bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và sở hữu hàng hóa như trong hợp đồng quy định. 

 

hợp đồng kinh tế 2

Hợp đồng mua bán là loại hợp đồng phổ biến trên thị trường hiện nay.

 

3. Phân biệt hợp đồng kinh tế và hợp đồng mua bán hàng hóa

3.1. Hợp đồng kinh tế và hợp đồng mua bán có gì giống nhau?

Thứ 1: Hai loại hợp đồng này đều hình thành trên cơ sở tự nguyện của các bên, quyền tự do lựa chọn được thể hiện trên các phương diện sau:

  • Được tự do lựa chọn chủ thể giao kết hợp đồng.
  • Tự do thỏa thuận các nội dung trong hợp đồng.
  • Tự do lựa chọn thời điểm ký kết hợp đồng, thời điểm hợp đồng có hiệu lực. 

Thứ 2: Chủ thể của hợp đồng kinh tế và hợp đồng mua bán đều có lợi. Tức là 2 bên có thể tự do thỏa thuận các điều khoản có lợi cho mình, nhưng không được trái quy định của pháp luật. 

Thứ 3: Hợp đồng kinh tế và hợp đồng mua bán đều là hợp đồng song vụ, nghĩa là các bên đều phải thực hiện quyền và nghĩa vụ với bên còn lại. Theo đó, quyền của bên này chính là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại. 

 

hợp đồng kinh tế 3

Điểm tương đồng giữa hợp đồng kinh tế và hợp đồng mua bán.

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, dựa trên nội dung đã thỏa thuận, có thể xác định bên nào cần hoàn thành nghĩa vụ của mình trước để làm nền tảng cho bên còn lại thực hiện nghĩa vụ của mình. 

Thứ 4: Các bên trong quan hệ hợp đồng phải cam kết bằng tài sản của mình về việc thực hiện nghĩa vụ theo đúng thỏa thuận. Nghĩa vụ bằng tài sản là biện pháp để đảm bảo hợp đồng có thể thực hiện, hoặc giảm thiểu thiệt hại về kinh tế trong trường hợp hợp đồng không thể thực hiện. 

3.2. Hợp đồng kinh tế và hợp đồng mua bán có gì khác nhau?

 

Tiêu chí so sánh

Hợp đồng kinh tế

Hợp đồng mua bán

Cơ sở pháp lý

Luật Thương mại 2005

Bộ luật dân sự 2015.

Chủ thể

Thương nhân với thương nhân, thương nhân với các bên có liên quan

Công dân từ đủ 18 tuổi trở lên. Trường hợp  cá nhân từ đủ 15 tuổi trở lên có đủ tài sản riêng thì có thể tự mình ký kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự; Pháp nhân; Hộ gia đình; Tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân

Bản chất

Mục đích kinh doanh lợi nhuận, kiểm soát quyền và nghĩa vụ các bên trong việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thương mại và xúc tiến thương mại.

Nhằm mục đích phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người.

Hình thức hợp đồng

Văn bản. Đối với hợp đồng thương mại có các hình thức như fax, telex, thư điện tử vẫn được xem là hình thức văn bản.

Văn bản, lời nói, hành vi cụ thể.

Nội dung hợp đồng

Ngày, tháng, năm ký hợp đồng; tên, địa chỉ, số tài khoản và ngân hàng giao dịch của các bên, họ, tên người đại diện, người đứng tên đăng ký kinh doanh;

 

Đối tượng của hợp đồng kinh tế tính bằng số lượng, khối lượng hoặc giá trị quy ước đã thoả thuận;

 

Chất lượng, chủng loại, quy cách, tính đồng bộ của sản phẩm, hàng hoá hoặc yêu cầu kỹ thuật của công việc; Giá cả, Bảo hành; Điều kiện nghiệm thu, giao nhận; Phương thức thanh toán; Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng kinh tế; Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng kinh tế; Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng kinh tế; Các thỏa thuận khác.

Đối tượng của hợp đồng, Số lượng, chất lượng, phương thức thanh toán, thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng, Quyền, nghĩa vụ của các bên; Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; Phương thức giải quyết tranh chấp.

Biện pháp bảo đảm

Thế chấp; Cầm cố; Bảo lãnh; Đặt cọc; Ký cược; Ký quỹ; Bảo lưu quyền sở hữu; Tín chấp; Cầm giữ tài sản.

Cầm cố tài sản; Thế chấp tài sản; Đặt cọc; Ký cược; Ký quỹ; Bảo lưu quyền sở hữu; Bảo lãnh; Tín chấp; Cầm giữ tài sản.

Thủ tục giải quyết tranh chấp

Thương lượng, Trọng tài; Tòa án

Hòa giải, Tòa án (Có thể sử dụng phương thức trọng tài)

 

Trên đây là một số thông tin về sự giống và khác nhau giữa hợp đồng kinh tế và hợp đồng mua bán hàng hóa. Hy vọng bài viết đã cung cấp thông tin hữu ích đến quý độc giả để áp dụng các loại hợp đồng điện tử    này một cách phù hợp nhất.