Trang chủ Tin tức Lý giải hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai là gì?

Lý giải hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai là gì?

Bởi: icontract.com.vn - 10/02/2023 Lượt xem: 3491 Cỡ chữ tru cong

Hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai là một trong những sản phẩm của thị trường chứng khoán phái sinh. Hiện nay, các doanh nghiệp và các nhà cung cấp nông sản, kim loại, ngay cả ngoại tệ sử dụng các hợp đồng kỳ hạn hay hợp đồng tương lai như là cách để quản lý rủi ro trong hoạt động. Tuy nhiên, có nhiều nhà đầu tư vẫn chưa hiểu rõ về 2 loại hợp đồng này. Vì vậy, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin về hợp đồng ký hạn cũng như hợp đồng tương lai mà các nhà đầu tư cần lưu ý.

1. Tổng quan về chứng khoán phái sinh

Để hiểu rõ về hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai là gì? Trước tiên cần hiểu về chứng khoán phái sinh là gì cũng như tài sản cơ sở của chứng khoán phái sinh:

hợp đồng kỳ hạn 1

Hợp đồng kỳ hạn là một loại chứng khoán phái sinh.

1.1. Khái niệm về chứng khoán phái sinh

Chứng khoán phái sinh (CKPS) là một công cụ tài chính. Trong đó, giá trị của CKPS phụ thuộc vào giá trị của một hay nhiều loại tài sản cơ sở. CKPS có dạng hợp đồng tài chính. Nội dung hợp đồng tài chính đó quy định: quyền lợi, nghĩa vụ của các bên đối với việc thanh toán, chuyển giao tài sản cơ sở, với một mức giá được thỏa thuận trước vào một thời điểm nhất định trong tương lai.

Các loại chứng khoán phái sinh chủ yếu:

  • Hợp đồng kỳ hạn
  • Hợp đồng tương lai (Được lựa chọn và phát triển đầu tiên tại Việt Nam)
  • Hợp đồng quyền chọn
  • Hợp đồng hoán đổi

1.2. Tài sản cơ sở của chứng khoán phái sinh 

Tài sản cơ sở của CKPS là chứng khoán, chỉ số chứng khoán hoặc tài sản khác (theo quy định của pháp luật) được sử dụng làm cơ sở để xác định giá trị chứng khoán phái sinh.

Các tài sản cơ sở của CKPS:

+ Hàng hóa: thực phẩm ( cà phê, hồ tiêu...), kim loại (vàng, bạc, kẽm...), năng lượng (khí đốt, dầu...)

+ Phi hàng hóa: cổ phiếu (chỉ số cổ phiếu, cổ phiếu đơn lẻ), trái phiếu (trái phiếu chính phủ, trái phiếu địa phương, trái phiếu doanh nghiệp), lãi suất (lãi suất ngân hàng, lãi suất ngoại tệ), tiền tệ (USD, Yên Nhật, Euro).

2. Hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai là gì?

Trước tiên, cần hiểu đúng khái niệm về hợp đồng kỳ hạn cũng như hợp đồng tương lai:

a) Hợp đồng có kỳ hạn

Hợp đồng kỳ hạn là hợp đồng giữa 2 bên – người mua và người bán, để mua hoặc bán tài sản vào một ngày trong tương lai với giá đã thỏa thuận ngày hôm nay. Tài sản ở đây có thể là bất kỳ thứ hàng hoá nào; từ nông sản, các đồng tiền, cho tới các chứng khoán.

Phân loại: 

+ Hợp đồng kỳ hạn cổ phiếu (equity forward contract)

+ Hợp đồng kỳ hạn trái phiếu (forward contract on bond)

+ Hợp đồng kỳ hạn hàng hóa (commodity forward)

+ Hợp đồng giao dịch tiền tệ kỳ hạn (currency forward contract)

+ Hợp đồng lãi suất kỳ hạn (forward rate agreement- FRA)

+ Hợp đồng kỳ hạn không giao dịch (non-deliverable forward – NDF)

b) Hợp đồng tương lai

Hợp đồng tương lai là sự thỏa thuận giữa hai bên tham gia mà bên mua (buyer) đồng ý mua một tài sản của bên bán (seller) tại một thời điểm nhất định trong tương lai (delivery date), nhưng với mức giá được xác định trước tại thời điểm thỏa thuận (time of purchase).

Trong đó:

  • Hàng hóa đó phải được niêm yết trên sở giao dịch và
  • Phải thanh toán thông qua công ty thanh toán bù trừ.

3. Phân biệt hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai

Hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai đều là công cụ phát sinh, có giá trị phụ thuộc vào hợp đồng cơ sở. Tuy nhiên ở mỗi loại hợp đồng đều có những điểm khác biệt: 

hợp đồng kỳ hạn 22

Phân biệt hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai

 

Hợp đồng kỳ hạn

Hợp đồng tương lai

Tính chuẩn hóa

- Không cần chuẩn hóa điều khoản, giá trị, khối lượng của tài sản cơ sở. 

- Tài sản cơ sở của hợp đồng kỳ hạn có thể là bất kỳ loại tài sản nào.

Các điều khoản của hợp đồng đều được chuẩn hóa về điều khoản, giá trị, khối lượng, chất lượng của tài sản cơ sở...

Địa điểm giao dịch

Giao dịch trên thị trường OTC.

Được giao dịch và niêm yết trên thị trường tập trung.

Thời gian thanh toán hợp đồng

Thanh toán hợp đồng vào thời điểm giao hàng.

Thanh toán lỗ lãi hàng ngày.

Rủi ro

- Rủi ro thanh toán: Người mua không thanh toán (Do giá mua trong hợp cao hơn giá trên thị trường tại thời điểm thanh toán)

- Rủi ro giao hàng: Người bán không giao hàng do giá thị trường tại ngày giao hàng cao hơn giá hợp đồng (lỗ)

- Rủi ro về giá cả: Giá thay đổi làm cho người mua hoặc người bán bị lỗ

- Mức độ đòn bẩy cao tiềm ẩn rủi ro cao cho nhà đầu tư: Khi dự báo về xu hướng thay đổi của giá tài sản cơ sở trên thị trường sai, giá hợp đồng tương lai biến động theo chiều hướng bất lợi, thua lỗ sẽ xảy ra. Mức độ thua lỗ tính theo tỷ lệ phần trăm trên “số vốn đầu tư ban đầu” sẽ lớn hơn rất nhiều.

- Hạn chế khả năng tận dụng biến động có lợi của thị trường khi sử dụng hợp đồng tương lai để phòng ngừa rủi ro.

Tài sản thế chấp

Có thể là bất kỳ loại tài sản nào.

Được chuẩn hóa về điều khoản, giá trị, khối lượng của tài sản cơ sở,...

Tính thanh khoản hợp đồng

Tính thanh khoản thấp.

Tính thanh khoản cao hơn nhiều so với hợp đồng kỳ hạn do niêm yết trên sở giao dịch và mua bán qua công ty thanh toán bù trừ.

Đóng vị thế

Nhà đầu tư tham gia hợp đồng kỳ hạn có thể thực hiện đóng vị thế bằng cách tham gia vị thế ngược đối với hợp đồng kỳ hạn tương tự.

Nhà đầu tư có thể đóng vị thế bất cứ lúc nào bằng cách tham gia vị thế ngược đối với hợp đồng tương tự, giúp người sở hữu hợp đồng tương lai linh hoạt trong việc sử dụng nguồn vốn.

Bù trừ và ký quỹ

Không cần thực hiện ký quỹ.

Việc mua bán đòi hỏi cả hai bên đặt cọc một khoản tiền ban đầu, gọi là tiền ký quỹ.

 

4. Nhà đầu tư nên chọn loại hợp đồng nào?

hợp đồng ký hạn 33

Hợp đồng tương lai phù hợp với nhà đầu tư lướt sóng.

Hợp đồng kỳ hạn thường được sử dụng với mục đích là đầu cơ giá lên hoặc giá xuống trong tương lai, tránh việc tài sản bị tác động của rủi ro về giá cả hay lãi suất trong tương lai. Ví dụ như rủi ro mất giá tiền tệ (hợp đồng kỳ hạn đối với USD hoặc EUR) hay rủi ro biến động giá một loại hàng hóa nào đó (hợp đồng kỳ hạn với dầu mỏ, nông sản,...).

Khi tham gia giao dịch Hợp đồng tương lai, nhà đầu tư có khả năng thu được những khoản lợi nhuận hấp dẫn chỉ với một khoản tiền ký quỹ có giá trị nhỏ hơn nhiều so với giá trị của hợp đồng mà nhà đầu tư muốn tham gia. Mức sinh lời này thường cao hơn nhiều so với mức sinh lời trên thị trường cơ sở.

Hợp đồng này giúp nhà đầu tư quản lý rủi ro biến động giá một cách hiệu quả. Bằng cách bán hợp đồng tương lai, nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu trên thị trường cơ sở có thể hạn chế thua lỗ trong trường hợp thị trường giảm điểm. Hợp đồng tương lai phù hợp với nhà đầu tư lướt sóng, dành cho nhà đầu tư có nhiều thời gian xem bảng điện và biểu đồ.

Qua bài viết trên hy vọng sẽ cung cấp nhiều thông tin hữu ích đến bạn đọc. Để được tư vấn thêm về phần mềm ký kết hợp đồng điện tử iContract, vui lòng liên hệ: 

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://icontract.com.vn/