Trang chủ Tin tức Luật về hợp đồng thương mại có những đặc điểm gì mới 2024?

Luật về hợp đồng thương mại có những đặc điểm gì mới 2024?

Bởi: icontract.com.vn - 04/05/2023 Lượt xem: 2764 Cỡ chữ tru cong

   Pháp luật về hợp đồng thương mại là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, điều chỉnh các quan hệ hợp đồng. Để quá trình thực hiện hợp đồng thuận lợi các doanh nghiệp cần hiểu rõ và thực hiện đúng các quy định liên quan đến hợp đồng thương mại. Bài viết này sẽ giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn pháp luật về hợp đồng thương mại, mời quý bạn đọc cùng tham khảo!

pháp luật 1

Pháp luật về hợp đồng thương mại tại Việt Nam.

1. Khái niệm, đặc điểm hợp đồng thương mại

Hiện nay, pháp luật Việt Nam không có khái niệm chính thức về Hợp đồng thương mại. Tuy nhiên có thể hiểu, hợp đồng thương mại được hiểu là thỏa thuận giữa các thương nhân (hoặc một bên là thương nhân) về việc thực hiện một hay nhiều hành vi của hoạt động thương mại nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận.

Các hợp đồng thương mại phổ biến trong đời sống có thể kể đến như:

  • Hợp đồng mua bán hàng hóa
  • Hợp đồng dịch vụ
  • Hợp đồng trong hoạt động xúc tiến thương mại
  • Hợp đồng trong hoạt động trung gian thương mại
  • Hợp đồng gia công
  • Hợp đồng đấu giá hàng hóa

2. Quy định về giao kết hợp đồng thương mại

pháp luật 3

Chủ thể thực hiện ký kết theo pháp luật về hợp đồng thương mại.

Hợp đồng thương mại được giao kết phải phù hợp với các nguyên tắc được quy định trong hợp đồng dân sự nói chung. Theo quy định của Bộ luật Dân sự, việc giao kết hợp đồng phải tuân theo các nguyên tắc: tự do giao kết nhưng không trái pháp luật và đạo đức xã hội; tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng.

2.1. Trình tự giao kết hợp đồng

Trình tự giao kết hợp đồng bao gồm: Đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Theo đó

  • Đề nghị giao kết hợp đồng

Theo Khoản 1, Điều 386, Bộ Luật Dân sự 2015: “Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới công chúng (sau đây gọi chung là bên được đề nghị).”

Phương thức thực hiện đề nghị giao kết hợp đồng là đề nghị trực tiếp hoặc đề nghị gián tiếp. Theo đó

+ Đề nghị trực tiếp là các bên trực tiếp gặp nhau để đề nghị và nghe đề nghị. Bên được đề nghị có thể trả lời ngay hoặc sẽ trả lời trong một thời gian nhất định về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận lời đề nghị. Thời hạn chờ trả lời đề nghị xác định do các bên ấn định và phải có sự đồng ý của các bên.

+ Đề nghị gián tiếp là bên đề nghị gửi đề nghị giao kết hợp đồng đến bên được đề nghị. Thời hạn chờ trả lời đề nghị xác định do bên đề nghị ấn định.

  • Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng:

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 393, Bộ luật Dân sự 2015: “Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị.”.

Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn đó. Nếu hết thời hạn trả lời do bên đề nghị giao kết hợp đồng ấn định mà mới nhận được câu trả lời thì chấp nhận này được coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời.

Trường hợp thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng đến chậm vì lý do khách quan mà bên đề nghị biết hoặc phải biết về lý do khách quan này thì thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp bên đề nghị trả lời ngay không đồng ý với chấp nhận đó của bên được đề nghị.

2.3. Thời điểm giao kết hợp đồng

Hợp đồng được giao kết vào thời điểm các bên đạt được sự thỏa thuận. Thời điểm giao kết hợp đồng được ấn định, phụ thuộc vào cách thức giao kết và hình thức của hợp đồng. Theo quy định của Bộ luật Dân sự, có thể xác định thời điểm giao kết hợp đồng trong thương mại theo các trường hợp sau:

  • Nếu hợp đồng được giao kết bằng lời nói thì thời điểm giao kết là thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận của bên được đề nghị.
  • Nếu hợp đồng được giao kết bằng hình thức văn bản thì thời điểm giao kết được xác định là thời điểm bên sau cùng trong hợp đồng ký vào văn bản.
  • Nếu hợp đồng được giao kết bằng phương tiện điện tử thì thời điểm giao kết là thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng của bên được đề nghị.

Lưu ý: Sự im lặng của bên được đề nghị cho đến khi hết thời hạn trả lời cũng có thể là căn cứ xác định hợp đồng đã được giao kết, nếu các bên có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng.

3. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng

Để một hợp đồng trong thương mại có hiệu lực phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

  • Thứ nhất, chủ thể tham gia hợp đồng phải có năng lực chủ thể

Chủ thể tham gia hợp đồng thương mại chủ yếu là các thương nhân và khi tham gia hợp đồng các thương nhân phải đáp ứng điều kiện là có đăng ký kinh doanh hợp pháp. Trường hợp mua bán hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực kinh doanh có điều kiện thì các chủ thể còn phải có giấy phép hành nghề kinh doanh.

  • Thứ hai, đại diện của các bên giao kết hợp đồng phải là người hợp pháp.
  • Thứ ba, mục đích và nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái với đạo đức xã hội.
  • Thứ tư, hợp đồng được giao kết phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện.
  • Thứ năm, hình thức của hợp đồng phải phù hợp với các quy định của pháp luật.

4. Hợp đồng vô hiệu và xử lý hợp đồng vô hiệu

pháp luật 3

Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu theo pháp luật về hợp đồng thương mại.

Hợp đồng vô hiệu là hợp đồng không tuân thủ đầy đủ các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng như đã trình bày ở phần trên.

4.1. Phân loại hợp đồng vô hiệu theo pháp luật về hợp đồng thương mại

Để xác định phương thức xử lý hậu quả của hợp đồng vô hiệu, xác định căn cứ và cách thức, thủ tục để hủy bỏ hợp đồng vô hiệu, Bộ luật Dân sự phân loại hợp đồng vô hiệu, dựa phần nội dung bị vô hiệu. Cụ thể như sau:

  • Hợp đồng vô hiệu toàn bộ

Hợp đồng vô hiệu toàn bộ là hợp đồng không tuân thủ các quy định của pháp luật, ảnh hưởng lớn đến quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể hoặc lợi ích chung của xã hội. Hợp đồng vô hiệu toàn bộ khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Khi nội dung hợp đồng vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội.
  • Khi nội dung giao dịch giả tạo, nhằm che đậy hợp đồng khác.
  • Khi nội dung do người không có năng lực hành vi, có năng lực hành vi hạn chế hoặc không đầy đủ.
  • Khi bên tham gia hợp đồng bị lừa dối, đe dọa.
  • Khi hợp đồng được ký kết do nhầm lẫn.
  • Khi hợp đồng không tuân thủ về hình thức.
  • Hợp đồng vô hiệu từng phần: khi một bộ phận của hợp đồng bị vô hiệu nhưng không làm ảnh hưởng đến hiệu lực các phần còn lại của hợp đồng.

4.2. Cách xử lý hợp đồng vô hiệu

Để xử lý hợp đồng vô hiệu, trước tiên cần phải xem đây là hợp đồng vô hiệu toàn bộ hay hợp đồng vô hiệu từng phần. Đối với từng loại hợp đồng vô hiệu sẽ có những cách xử lý khác nhau.

  • Đối với hợp đồng vô hiệu toàn bộ:
  • Nếu hợp đồng chưa thực hiện: các bên không được phép thực hiện.
  • Nếu hợp đồng đã thực hiện:
  • Các bên phải trả cho nhau những gì đã nhận. Nếu không trả được vật thì trả bằng tiền.
  • Những tài sản và thu nhập bất hợp pháp thì tịch thu sung vào công quỹ Nhà nước
  • Bên nào cố ý làm cho hợp đồng vô hiệu thì bị xử lý theo pháp luật.
  • Đối với hợp đồng vô hiệu từng phần: Các bên cùng nhau sửa chữa phần vô hiệu. Nếu như đã thực hiện phần vô hiệu đó thì nguyên tắc xử lý giống như hợp đồng vô hiệu toàn bộ.

5. Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng thương mại

Vi phạm hợp đồng là một bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thỏa thuận giữa các bên hoặc theo quy định của luật này. Như vậy, các chủ thể phải thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng thương mại, theo đó bên có vi phạm hợp đồng phải chịu trách nhiệm do hành vi vi phạm của mình gây ra.

- Căn cứ áp dụng trách nhiệm do vi phạm hợp đồng:

Theo quy định hiện hành, các hình thức chế tài được áp dụng đối với hành vi vi phạm hợp đồng trong thương mại khi có các căn cứ sau:

  • Có hành vi vi phạm hợp đồng
  • Có thiệt hại vật chất thực tế xảy ra
  • Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại thực tế
  • Có lỗi của bên vi phạm

- Các hình thức trách nhiệm do vi phạm hợp đồng trong thương mại

Căn cứ tại Điều 292, các hình thức trách nhiệm do vi phạm hợp đồng trong thương mại bao gồm:

  • Buộc thực hiện đúng hợp đồng.
  • Phạt vi phạm.
  • Buộc bồi thường thiệt hại.
  • Tạm ngừng thực hiện hợp đồng.
  • Đình chỉ thực hiện hợp đồng.
  • Huỷ bỏ hợp đồng.
pháp luật 4

Ngoài yêu cầu mức phạt hợp đồng bên bị vi phạm có thể hủy hợp đồng.

-  Các trường hợp miễn trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng

Căn cứ tại Điều 294, Luật Thương mại 2005, các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm gồm:

  • Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thỏa thuận
  • Xảy ra sự kiện bất khả kháng
  • Hành vi vi phạm của một bên là hoàn toàn do lỗi của bên kia.
  • Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.

pháp luật 5

Lũ lụt khiến bên bán không thể giao hàng đúng thời gian quy định.

Lưu ý: Để được miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm, bên vi phạm hợp đồng phải có nghĩa vụ chứng minh các trường hợp miễn trách nhiệm.

Pháp luật về hợp đồng thương mại ở Việt Nam đã có quá trình phát triển trải qua nhiều giai đoạn với những đặc điểm khác nhau về điều kinh kinh tế xã hội. Bên cạnh các quy định trong Bộ luật Dân sự và Luật Thương mại, hợp đồng thương mại còn được điều chỉnh bởi các quy định trong luật chuyên ngành như: Bộ luật Hàng hải, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Tổ chức tín dụng, Luật xây dựng,...

Để đảm bảo sự quá trình kinh doanh diễn ra thuận lợi, các doanh nghiệp cần hiểu rõ và thực hiện đúng các quy định liên quan đến hợp đồng thương mại. Các hợp đồng thương mại chính xác và rõ ràng sẽ giúp tránh được những tranh chấp, tranh cãi không đáng có và đem lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia.

Ngoài ra, để được tư vấn thêm về phần mềm ký kết hợp đồng điện tử iContract, vui lòng liên hệ qua thông tin dưới đây: 

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://icontract.com.vn/