Trang chủ Tin tức 3 rủi ro trong hợp đồng hợp tác kinh doanh các doanh nghiệp cần lưu ý

3 rủi ro trong hợp đồng hợp tác kinh doanh các doanh nghiệp cần lưu ý

Bởi: icontract.com.vn - 06/09/2023 Lượt xem: 1948 Cỡ chữ tru cong

   Hợp đồng hợp tác kinh doanh là mô hình khá phổ biến hiện nay, được nhiều tổ chức, cá nhân lựa chọn do có nhiều ưu điểm nổi trội. Mặc dù vậy, loại hợp đồng này vẫn tồn tại một số điểm hạn chế nhất định. Dưới đây là những rủi ro trong hợp đồng hợp tác kinh doanh mà các nhà đầu tư cần lưu ý. 

1. Hợp đồng hợp tác kinh doanh là gì?

Theo quy định tại Khoản 14, Điều 3, Luật Đầu tư năm 2020, hợp đồng hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật, nhưng không thành lập tổ chức kinh tế. 

 

hợp đồng hợp tác 1

Hợp đồng hợp tác kinh doanh là gì?

Ngoài ra, Điều 27, Luật Đầu tư 2020 quy định về đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC như sau:

  • Ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.
  • Ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.


2. Rủi ro trong hợp đồng hợp tác kinh doanh

Các tổ chức, cá nhân ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh có thể gặp 03 rủi ro dưới đây:

  • Các bên phải phân công một bên làm đại diện để điều hành quản lý chung do hình thức này không hình thành một pháp nhân mới, không có tổ chức chung. Do đó, dẫn đến tình trạng quyền lực của một bên cao hơn, lấn át bên còn lại, có những hành vi tiêu cực hoặc hiểu lầm cho bên kia. Ngược lại, bên còn lại dễ rơi vào tình trạng đố kỵ, dẫn đến tranh chấp. 
  • Khó xử lý khi xảy ra mâu thuẫn: Quyền thỏa thuận của các bên trong hợp đồng rất cao bởi pháp luật cho phép. Tuy nhiên, nếu không có sự thống nhất về cơ chế vận hành, quản lý, hạch toán tài chính thì khi phát sinh tranh chấp sẽ rất khó để điều chỉnh hoặc giải quyết. 
  • Khung pháp lý hiện nay chưa quy định nhiều về hợp đồng hợp tác kinh doanh. 

hợp tác kinh doanh3

3 rủi ro trong hợp đồng hợp tác kinh doanh các doanh nghiệp cần lưu ý.

 

Các doanh nghiệp, cá nhân cần lưu ý một số vấn đề dưới đây khi ký kết hợp đồng:

  • Tìm hiểu kỹ càng đối tác về năng lực tài chính, năng lực thương mại, chuyên môn…
  • Soạn thảo hợp đồng cẩn thận, chi tiết để hạn chế tối đa rủi ro xảy ra (rủi ro có thể từ bên ngoài tác động, hoặc rủi ro từ nội bộ doanh nghiệp), từ đó, biến những rủi ro ấy thành các điều khoản cụ thể trong hợp đồng. 


3. Lợi nhuận từ hợp đồng hợp tác kinh doanh có phải đóng thuế không?

Theo Điểm n, Khoản 3, Điều 5, Thông tư số 78/2014/TT-BTC, hoạt động kinh doanh dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh được quy định như sau:

  • Trong trường hợp các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phân chia kết quả kinh doanh bằng chính doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ thì doanh thu tính thuế được xác định là doanh thu của từng bên chia theo hợp đồng.
  • Trường hợp các bên phân chia kết quả kinh doanh bằng sản phẩm: Doanh thu tính thuế là doanh thu của sản phẩm được chia cho từng bên theo hợp đồng điện tử

hợp đồng hợp tác 3

Lợi nhuận từ hợp đồng BBC có phải đóng thuế TNDN không?

 
  • Trường hợp các bên phân chia kết quả kinh doanh bằng lợi nhuận trước thuế TNDN: Doanh thu tính thuế là số tiền bán hàng hóa, dịch vụ theo hợp đồng. Theo đó, các bên tham gia phải cử ra đại diện có nhiệm vụ xuất hóa đơn, ghi nhận doanh thu, chi phí, lợi nhuận trước thuế TNDN để chia cho các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh. Từ đó, mỗi bên tham gia hợp đồng tự thực hiện nghĩa vụ nộp thuế TNDN theo quy định. 
  • Trường hợp các bên tham gia hợp đồng phân chia kết quả kinh doanh bằng lợi nhuận sau thuế TNDN: Doanh thu để xác định thu nhập chịu thuế là số tiền bán hàng hóa, dịch vụ theo hợp đồng. Theo đó, các bên tham gia hợp đồng phải cử đại diện có trách nhiệm xuất hóa đơn, ghi nhận doanh thu, chi phí, kê khai nộp thuế TNDN thay cho các bên còn lại tham gia hợp đồng theo quy định. 

Như vậy, các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phân chia kết quả kinh doanh bằng thuế TNDN thì doanh thu để xác định thu nhập chịu thuế là số tiền bán hàng hóa, dịch vụ theo hợp đồng. Trong đó, một bên sẽ đại diện cho bên còn lại làm thủ tục kê khai nộp thuế TNDN cho các bên còn lại. 

4. Nội dung cần có trong hợp đồng hợp tác kinh doanh

Theo quy định tại Điều 28, Luật Đầu tư 2020, nội dung trong hợp đồng hợp tác kinh doanh cần đảm bảo các mục chính sau:

  • - Tên, địa chỉ của người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa điểm thực hiện dự án đầu tư.
  • - Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh.
  • - Mức đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và tỷ lệ phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên.
  • - Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh.
  • - Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh.
  • - Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng.
  • - Trách nhiệm của các bên trong trường hợp vi phạm hợp đồng và phương thức giải quyết tranh chấp.

Trên đây là một số nội dung cơ bản về hợp đồng hợp tác kinh doanh và các rủi ro trong hợp đồng hợp tác kinh doanh mà các doanh nghiệp có thể gặp phải. Hy vọng bài viết đã cung cấp thông tin hữu ích đến quý độc giả.