Hợp đồng hợp tác kinh doanh và nội dung chính của hợp đồng 2024
Hợp đồng hợp tác kinh doanh được ký kết nhằm xác lập mối quan hệ hợp tác làm ăn giữa các nhà đầu tư với nhau. Vậy, hợp đồng hợp tác kinh doanh là gì và chúng có nội dung chính như thế nào? dưới đây là những điều bạn có thể chưa biết.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh (hộp đồng BCC).
1. Hợp đồng hợp tác kinh doanh là gì?
Hợp đồng hợp tác kinh doanh được phân biệt với hợp đồng cho thuê, hợp đồng lao động, hợp đồng dịch vụ… Căn cứ theo Khoản 14, Điều 3, Luật Đầu tư 2020 ban hành ngày 17/6/2020 hợp đồng hợp tác kinh doanh được định nghĩa như sau:
“Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế.”
Như vậy, hợp đồng hợp tác kinh doanh còn gọi là hợp đồng BCC, là loại hợp đồng được ký kết với mục đích hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, sản phẩm giữa các nhà đầu tư với nhau.
2. Nội dung của hợp đồng hợp tác kinh doanh
Trên cơ sở những đặc điểm chung của hợp đồng hợp tác kinh doanh, các nội dung chủ yếu của hợp đồng gồm:
- Thông tin cá nhân của các bên tham gia hợp đồng: gồm có tên, ngày tháng năm sinh số CCCD, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng;
- Thông tin về địa chỉ giao dịch hoặc địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
- Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh;
- Nội dung về đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên;
- Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;
- Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;
- Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.
Nội dung của hợp đồng hợp tác kinh doanh sẽ có những điểm riêng khác nhau tùy thuộc vào đặc thù của đối tượng kinh doanh, mục đích kinh doanh. Các bên tham gia có quyền thỏa thuận những nội dung khác không trái với quy định của pháp luật.
3. Những điều bạn có thể chưa biết về hợp đồng hợp tác kinh doanh
Khi thực hiện ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh, các bên tham gia hợp đồng cần lưu ý về đặc điểm riêng của loại hợp đồng này. Dưới đây là những điều bạn có thể chưa biết về hợp đồng hợp tác kinh doanh.
3.1 Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC
Căn cứ theo Điều 27, Luật Đầu tư 2020 thì đầu theo hình thức hợp đồng BCC có:
- Hợp đồng BCC được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.
- Hợp đồng BCC được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài
- Hợp đồng BCC được ký kết giữa các nhà đầu tư nước ngoài với nhau
Hợp đồng hợp tác kinh doanh được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.
Trong trường hợp hợp đồng được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài thì thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 38 của Luật Đầu tư 2020. Các bên tham gia hợp đồng BCC thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng BCC. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối do các bên thỏa thuận.
3.2 Được thỏa thuận sử dụng tài sản hình thành từ việc hợp tác kinh doanh để thành lập doanh nghiệp
Theo quy định hợp đồng BCC (hợp đồng hợp tác kinh tế) được ký giữa các nhà đầu tư mà không thành lập tổ chức kinh tế. Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 2, Điều 28, Luật Đầu tư 2020 quy định trong quá trình thực hiện hợp đồng BCC, các bên tham gia hợp đồng được thỏa thuận sử dụng tài sản hình thành từ việc hợp tác kinh doanh để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
3.3 Thành lập văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài
Căn cứ theo quy định tại điều 49, Luật Đầu tư 2020 đối với nhà đầu tư nước ngoài khi thực hiện hợp đồng BCC sẽ được thành lập văn phòng điều hành. Cụ thể như sau:
- Nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC được thành lập văn phòng điều hành tại Việt Nam để thực hiện hợp đồng. Địa điểm văn phòng điều hành do nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC quyết định theo yêu cầu thực hiện hợp đồng.
- Văn phòng điều hành có con dấu; được mở tài khoản, tuyển dụng lao động, ký hợp đồng và tiến hành các hoạt động kinh doanh trong phạm vi quyền và nghĩa vụ quy định tại hợp đồng BCC và Giấy chứng nhận đăng ký thành lập văn phòng điều hành.
Để mở văn phòng điều hành tại Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC phải nộp hồ sơ đăng ký thành lập văn phòng điều hành tại cơ quan đăng ký đầu tư nơi dự kiến đặt văn phòng điều hành.
Trên đây là một số thông tin về hợp đồng hợp tác kinh doanh và nội dung chính của hợp đồng hợp tác kinh doanh. Các nhà đầu tư cần lưu ý các đặc điểm và nội dung của hợp đồng không bị nhầm lẫn. Trong quá trình thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh, các nhà đầu tư có thể ứng dụng phần mềm ký kết hợp đồng điện tử iContract để giao kết hợp đồng điện tử nhanh chóng thuận tiện.