Trang chủ Tin tức Bảo lãnh bảo hành là gì? Quy định bảo lãnh bảo hành trong hợp đồng xây dựng

Bảo lãnh bảo hành là gì? Quy định bảo lãnh bảo hành trong hợp đồng xây dựng

Bởi: icontract.com.vn - 04/06/2024 Lượt xem: 1715 Cỡ chữ tru cong

   Bảo lãnh bảo hành là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực xây dựng. Đặc biệt là đối với các hợp đồng xây dựng có tính phức tạp và rủi ro cao, các bên thường thỏa thuận thêm điều khoản này để giảm thiểu tối đa các thiệt hại xảy ra. Vậy bảo lãnh bảo hành được pháp luật Việt Nam quy định như thế nào?

1. Khái niệm bảo lãnh bảo hành

bảo lãnh 1

Khái niệm bảo lãnh bảo hành căn cứ theo Luật Dân sự.

Căn cứ theo Điều 335, Bộ Luật Dân sự năm 2015, khái niệm bảo lãnh được hiểu là có bên thứ ba sẽ đứng ra cam kết về việc thực hiện nghĩa vụ cho một bên, hay còn gọi là bảo lãnh cho bên đó về việc thực hiện hoặc không thực hiện một nghĩa vụ nào đó.

Khái niệm bảo hành được hiểu là bên sản xuất hay bên bán cam kết sửa chữa miễn phí hoặc thay thế linh kiện miễn phí cho sản phẩm/phần công trình của sản phẩm nếu bị lỗi, hỏng hóc trong một khoảng thời gian nhất định.

Kết hợp hai khái niệm này, có thể đưa ra định nghĩa bảo lãnh bảo hành là dịch vụ dành cho các doanh nghiệp có nhu cầu được ngân hàng đảm bảo về việc thực hiện đúng các nghĩa vụ liên quan đến chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp theo đúng cam kết trong hợp đồng.

2. Bảo lãnh bảo hành trong hợp đồng xây dựng

Khái niệm bảo lãnh bảo hành được sử dụng khá phổ biến trong hợp đồng xây dựng và đã được quy định chi tiết trong các điều khoản của pháp luật Việt Nam.

Cụ thể, theo Điều 16, Nghị định 37/2015/NĐ-CP, bảo lãnh bảo hành trong hợp đồng xây dựng được quy định là nội dung thỏa thuận giữa hai bên: Bên giao thầu và bên nhận thầu về việc áp dụng đảm bảo thực hiện hợp đồng dưới hình thức bảo lãnh bảo hành cho công trình xây dựng

Bảo lãnh bảo hành công trình xây dựng nhằm mục đích đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ bảo hành của bên nhận thầu được thực hiện đúng theo cam kết trong hợp đồng xây dựng trong khoảng thời gian đã thỏa thuận.

3. Quy định về bảo lãnh bảo hành trong hợp đồng xây dựng

Quy định về bảo lãnh bảo hành hợp đồng xây dựng được cụ thể trong một số văn bản pháp luật như Nghị định số 37/2015/NĐ-CP, Thông tư số 09/2016/TT-BTC.

a) Trách nhiệm bảo lãnh bảo hành theo hợp đồng xây dựng

bảo lãnh 2

Thời gian bảo lãnh bảo hành đối với hợp đồng xây dựng.

Theo Nghị định số 37/2015/NĐ-CP, nghĩa vụ bảo lãnh bảo hành theo hợp đồng xây dựng được quy định:

  • Trách nhiệm của bên nhận thầu: bảo hành công trình, thiết bị theo cam kết và thỏa thuận trong hợp đồng.
  • Thời gian bảo hành theo hợp đồng xây dựng:
  • Các công trình, hạng mục công trình xây dựng cấp đặc biệt và cấp I: Tối thiểu 24 tháng.
  • Các công trình, hạng mục công trình xây dựng cấp còn lại: Tối thiểu 12 tháng.
  • Công trình xây dựng là nhà ở: Thời gian bảo hành không được ít hơn 05 năm.
  • Trong thời hạn bảo hành: Kể từ khi nhận được thông báo của bên giao thầu về việc sửa chữa phần công trình xây dựng, bên nhận thầu phải tiến hành sửa chữa hoặc thuê bên thứ 3 sửa chữa trong thời hạn 21 ngày.
  • Trường hợp công trình xây dựng có khiếm khuyết, hưu hỏng không phải nguyên nhân xuất phát từ bên nhận thầu, hoặc lý do bất khả kháng, bên nhận thầu có quyền từ chối bảo hành.
  • Bên nhận thầu sau khi thực hiện xong nhiệm vụ bảo hành và kết thúc thời gian bảo hành, bên nhận thầu có trách nhiệm báo cáo hoàn thành công tác bảo hành bằng văn bản và gửi cho bên giao thầu. Bên giao thầu cũng phải xác nhận lại bằng văn bản cho bên nhận thầu.

b) Mức bảo lãnh bảo hành trong hợp đồng xây dựng

bảo lãnh 3

Mức bảo lãnh bảo hành không quá 30%.

Mức bảo lãnh bảo hành trong hợp đồng xây dựng thường được xác định từ 2% đến 10% giá trị hợp đồng xây dựng. Trong một số trường hợp để giảm thiểu rủi ro, giá trị bảo hành hợp đồng có thể được tăng lên nhưng không quá 30% giá trị hợp đồng xây dựng và phải được người có thẩm quyền quyết định đầu tư chấp thuận.

Mức bảo lãnh bảo hành được quy định chi tiết trong các trường hợp:

  • Các công trình, hạng mục công trình xây dựng cấp đặc biệt và cấp I: Mức bảo lãnh bảo hành tối thiểu 3% giá trị hợp đồng.
  • Các công trình, hạng mục công trình xây dựng cấp còn lại: Tối thiểu mức bảo lãnh bảo hành phải đạt 5% giá trị hợp đồng.

c) Thời gian tính bảo hành công trình xây dựng mới tính từ khi nào?

Căn cứ theo Khoản 5, Khoản 6, Điều 28, Nghị định 06/2021/NĐ-CP, thời hạn bảo hành đối với hạng mục công trình, công trình xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp được tính kể từ khi được chủ đầu tư nghiệm thu theo quy định, nhưng phải đảm bảo:

  • Không ít hơn 24 tháng đối với Các công trình, hạng mục công trình xây dựng cấp đặc biệt và cấp I.
  • Không ít hơn 12 tháng đối với các công trình cấp còn lại.

Như vậy, thời gian tính bảo hành công trình xây dựng mới được tính bắt đầu từ khi được nghiệm thu.

Trên đây hợp đồng điện tử đã đưa một số thông tin tổng hợp về bảo lãnh bảo hành. Thuật ngữ này được sử dụng phổ biến trong hợp đồng xây dựng, nhằm mục đích đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ bảo hành của bên nhận thầu được thực hiện đúng theo cam kết trong hợp đồng xây dựng. Để ký bảo lãnh bảo hành, bên giao thầu, nhận thầu, bên nhận bảo lãnh bảo hành cần nắm được các quy định về trách nhiệm các bên, mức bảo lãnh bảo hành, thời gian tính bảo hành công trình xây dựng.