Trang chủ Tin tức Đối tác công tư là gì? Quy định về hợp đồng đối tác công tư 2024

Đối tác công tư là gì? Quy định về hợp đồng đối tác công tư 2024

Bởi: icontract.com.vn - 12/04/2024 Lượt xem: 661 Cỡ chữ tru cong

   Trước những thách thức về nguồn vốn và năng lực quản lý trong phát triển kinh tế-xã hội, mô hình Đối tác công tư (PPP) đã xuất hiện như một giải pháp hiệu quả. Vậy đối tác công tư là gì? Pháp luật quy định như thế nào về hợp đồng đối tác công tư? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé! 

 1. Đối tác công tư (PPP) là gì?

Theo quy định tại Điều 3, Nghị định 15/2015/NĐ-CP, đầu tư theo hình thức đối tác công tư (tiếng Anh là Public Private Partnership - viết tắt là PPP) là hình thức đầu tư thực hiện dựa trên cơ sở hợp đồng giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để thực hiện, quản lý, vận hành dự án kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công. 

đối tác công tư 1

Đối tác công tư là gì?

2. Quy định về dự án theo hình thức đối tác công tư

Theo quy định tại Luật đầu tư năm 2020, dưới đây là một số quy định về dự án theo hình thức đối tác công tư. 

2.1. Phân loại dự án theo hình thức đối tác công tư

Dự án theo hình thức đối tác công tư được phân loại dựa trên thẩm quyền quyết định của chủ trương đầu tư bao gồm: 

  • Dự án PPP thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội. 
  • Dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính Phủ. 
  • Dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Bộ trưởng, người đứng đầu Cơ quan Trung Ương, cơ quan khác theo quy định của Luật đầu tư năm 2020. 
  • Dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

đối tác công tư 2

Phân loại dự án theo hình thức đối tác công tư như thế nào?

2.2. Lĩnh vực nào có thể đầu tư theo phương thức đối tác công tư?

Lĩnh vực đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) góp phần thu hút nguồn vốn vào phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao hiệu quả đầu tư và chất lượng dịch vụ công. Theo quy định tại Khoản 1, Điều 4, Luật đầu tư năm 2020, dưới đây là một số lĩnh vực có thể được đầu tư theo hình thức này: 

  •  Giao thông vận tải.
  • Lưới điện, nhà máy điện, trừ nhà máy thủy điện và các trường hợp Nhà nước độc quyền theo quy định của Luật Điện lực 2004.
  • Thủy lợi; cung cấp nước sạch; thoát nước và xử lý nước thải; xử lý chất thải.
  • Y tế; giáo dục - đào tạo.
  • Hạ tầng công nghệ thông tin.

2.3. Quy mô đầu tư dự án PPP

Hiện nay, quy định về quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu của dự án PPP như sau: 

  • Không thấp hơn 200 tỷ đồng với dự án thuộc lĩnh vực quy định tại Điểm a, b, c, đ của Khoản 1, Điều 4, Luật Đầu tư năm 2020. Với trường hợp thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế khó khăn theo quy định của pháp luật thì mức đầu tư không dưới 100 tỷ đồng. 
  • Không thấp hơn 100 tỷ đồng với các dự án thuộc lĩnh vực quy định tại Điểm d, Khoản 1, Điều 4, Luật Đầu tư 2020. 
  • Lưu ý: Quy định về quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu không áp dụng với dự án theo loại hợp đồng mà nhà đầu tư, doanh nghiệp dự PPP được nhượng quyền để kinh doanh, quản lý một phần hoặc toàn bộ công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng có sẵn trong một thời gian nhất định, hết thời hạn sẽ phải chấm dứt hợp đồng. 

3. Quy định về hợp đồng dự án đối tác công tư PPP 

Hiểu đơn giản, hợp đồng dự án đối tác công tư PPP là thỏa thuận bằng văn bản giữa cơ quan ký kết hợp đồng với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP về việc Nhà nước nhượng quyền cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP thực hiện dự án theo quy định. 

Nội dung cơ bản của hợp đồng bao gồm các điều khoản chính sau đây:

  • Mục đích, quy mô của dự án, tiến độ và địa điểm thực hiện dự án; thời gian để xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng, thời điểm hợp đồng có hiệu lực và thời hạn của hợp đồng. 
  • Phạm vi và yêu cầu kỹ thuật, công nghệ, chất lượng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng, sản phẩm và dịch vụ công được cung cấp. 
  • Tổng mức đầu tư, cơ cấu nguồn vốn, phương án tài chính, giá sản phẩm, dịch vụ công…

đối tác công tư 4

Hợp đồng PPP là văn bản pháp lý quan trọng. 

  • Điều kiện sử dụng đất và các loại tài nguyên khác, phương án tổ chức xây dựng công trình phụ trợ, yêu cầu bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, phương án xử lý trong trường hợp xảy ra vấn đề bất khả kháng. 
  • Trách nhiệm thực hiện các thủ tục cấp phép, thiết kế, thi công, kiểm tra, giám sát, quản lý…
  • Trách nhiệm trong việc vận hành, kinh doanh công trình, cơ sở hạ tầng…
  • Bảo đảm thực hiện hợp đồng, quyền sở hữu, quản lý, khai thác tài sản liên quan đến dự án, quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư dự án PPP. 
  • Phương án xử lý trong trường hợp thay đổi hoàn cảnh để tiếp tục thực hiện hợp đồng; quy chế xử phạt trong trường hợp một trong các bên vi phạm hợp đồng. 
  • Trách nhiệm bảo mật thông tin, chế độ báo cáo và cung cấp thông tin, giải trình khi có cơ quan thẩm quyền kiểm tra, giám sát…
  • Nguyên tắc bổ sung, chấm dứt hợp đồng trước thời hạn, chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ của các bên…
  • Ưu đãi đảm bảo đầu tư, phương án chia sẻ doanh thu…
  • Điều chỉnh hợp đồng và cơ chế giải quyết tranh chấp nếu có phát sinh.

Tóm lại, đối tác công tư (PPP) là một công cụ thiết yếu để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao chất lượng dịch vụ công. Trên đây là một số thông tin về dự án đối tác công tư. Hy vọng qua bài viết, độc giả sẽ nắm được đối tác công tư là gì, các quy định liên quan đến dự án PPP, hợp đồng PPP để thực hiện theo đúng quy định.