Trang chủ Tin tức Hợp đồng đại lý - Quyền & nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng

Hợp đồng đại lý - Quyền & nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng

Bởi: icontract.com.vn - 01/03/2023 Lượt xem: 3289 Cỡ chữ tru cong

Hợp đồng đại lý là một loại hợp đồng dịch vụ, được quy định cụ thể trong Luật Thương mại năm 2005. Hợp đồng này có phạm vi hoạt động rộng, có thể được thực hiện trong nhiều lĩnh vực của hoạt động thương mại. Để tìm hiểu thêm thông tin về loại hợp đồng này, mời Quý bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây!

1. Hợp đồng đại lý là gì?

hợp đồng đại lý 1

Hợp đồng đại lý thương mại là một hợp đồng dịch vụ.

Theo Điều 166, Luật Thương mại 2005 quy định về Đại lý thương mại như sau:

“Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thỏa thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hóa cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao.”

Từ quy định trên có thể hiểu, Hợp đồng đại lý là sự thỏa thuận giữa bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hóa cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao. Ngoài ra, theo quy định tại Điều 168, Luật Thương mại 2005, hợp đồng đại lý phải được giao kết bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.

2. Đặc điểm hợp đồng đại lý

Về bản chất, tương tự như hợp đồng ủy thác, loại hợp đồng này cũng là một hợp đồng dịch vụ theo quy định tại Điều 518, Bộ luật Dân sự 2015, tuy nhiên loại hợp đồng này vẫn có một số đặc điểm riêng biệt.

2.1. Chủ thể của hợp đồng

hợp đồng địa lý 2

Quan hệ đại lý chỉ có thể được thiết lập giữa các thương nhân

Chủ thể trong hợp đồng đại lý đều là thương nhân, cụ thể:

– Bên giao đại lý: thương nhân giao hàng hóa cho đại lý bán hoặc giao tiền mua hàng cho đại lý mua hoặc là thương nhân uỷ quyền thực hiện dịch vụ cho đại lý cung ứng dịch vụ.

– Bên đại lý: thương nhân nhận hàng hoá để làm đại lý bán, nhận tiền mua hàng để làm đại lý mua hoặc là bên nhận uỷ quyền cung ứng dịch vụ.

2.2. Các hình thức đại lý

Theo Điều 169, Luật Thương mại 2005, đại lý bao gồm các hình thức sau:

(1) Đại lý bao tiêu: là hình thức đại lý mà bên đại lý thực hiện việc mua, bán trọn vẹn một khối lượng hàng hoá hoặc cung ứng đầy đủ một dịch vụ cho bên giao đại lý.

(2) Đại lý độc quyền: là hình thức đại lý mà tại một khu vực địa lý nhất định bên giao đại lý chỉ giao cho một đại lý mua, bán một hoặc một số mặt hàng hoặc cung ứng một hoặc một số loại dịch vụ nhất định.

(3) Tổng đại lý mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ: là hình thức đại lý mà bên đại lý tổ chức một hệ thống đại lý trực thuộc để thực hiện việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho bên giao đại lý. Tổng đại lý đại diện cho hệ thống đại lý trực thuộc. Các đại lý trực thuộc hoạt động dưới sự quản lý của tổng đại lý và với danh nghĩa của tổng đại lý.

(4) Các hình thức đại lý khác mà các bên thỏa thuận: Các bên tham gia quan hệ đại lý có thể thỏa thuận các hình thức đại ký khác như: đại lý hoa hồng, đại lý bảo đảm thanh toán

2.3. Nội dung hợp đồng

Mặc dù Luật thương mại 2005 đã bỏ quy định về nội dung chủ yếu của hợp đồng đại lý. Tuy nhiên, để đảm bảo tính pháp lý tránh những tranh chấp về sau, nội dung trong hợp đồng cần có các điều khoản sau:

+ Hình thức đại lý

+ Thù lao đại lý

+ Thời hạn hợp đồng

+ Quyền và nghĩa vụ các bên

Ngoài ra, các bên có thể thỏa thuận thêm một số nội dung khác như:

+ Biện pháp bảo đảm hợp đồng

+ Chế độ bảo hành đối với hàng hóa đại lý

+ Nghị vụ thanh toán các chi phí liên quan đến hoạt động đại lý

+ Cơ sở vật chất cho đại lý tổ chức quảng cáo và tiếp thị

+ Chế độ thưởng phạt vật chất

+ Bồi thường thiệt hại

3. Quyền và nghĩa vụ của bên đại lý

Quyền và nghĩa vụ của bên đại lý được quy định tại Điều 174 và Điều 175, Luật Thương mại 2005. Cụ thể như sau:

3.1. Nghĩa vụ của bên đại lý

Căn cứ vào Điều 175, Luật Thương mại 2005, Bên đại lý phải thực hiện những nghĩa vụ sau đối với bên giao đại lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác:

- Mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho khách hàng theo giá hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ do bên giao đại lý ấn định.

- Giao và nhận hàng, tiền cho bên giao đại lý theo thỏa thuận trong hợp đồng.

- Thực hiện các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định của pháp luật.

- Thanh toán cho bên giao đại lý tiền bán hàng đối với đại lý bán; giao hàng mua đối với đại lý mua; tiền cung ứng dịch vụ đối với đại lý cung ứng dịch vụ.

- Bảo quản hàng hóa, chịu trách nhiệm về khối lượng, quy cách, phẩm chất hàng hóa sau khi nhận (đối với đại lý bán) hoặc trước khi giao (đối với đại lý mua).

- Thực hiện chế độ báo cáo tình hình hoạt đồng đại lý với bên giao đại lý và chịu sự kiểm tra, giám sát của bên giao đại lý.

- Đối với một hàng hóa, dịch vụ nhất định mà pháp luật quy định bên đại lý chỉ được giao kết hợp đồng đại lý với một bên giao đại lý thì phải tuân thủ quy định của pháp luật đó.

3.2. Quyền của bên đại lý

Bên đại lý có những quyền sau, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác (dựa theo Điều 174, Luật Thương mại 2005):

- Giao kết hợp đồng đại lý với một hoặc nhiều bên giao đại lý, trừ trường hợp pháp luật có quy định cụ thể về việc bên đại lý chỉ được giao kết hợp đồng đại lý với một loại hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định;

- Yêu cầu bên giao đại lý giao hàng hoặc tiền theo hợp đồng; nhận lại tài sản dùng để bảo đảm (nếu có) khi kết thúc hợp đồng.

- Yêu cầu bên giao đại lý hướng dẫn, cung cấp thông tin và các điều kiện khác có liên quan để thực hiện hợp đồng.

- Quyết định giá bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho khách hàng đối với đại lý bao tiêu.

- Hưởng thù lao và những lợi ích hợp pháp khác do họa động đại lý mang lại.

4. Quyền và nghĩa vụ của bên giao đại lý

Quyền và nghĩa vụ của bên giao đại lý được quy định tại Điều 172 và Điều 173, Luật Thương mại 2005 như sau:

4.1. Nghĩa vụ của bên giao đại lý

Theo Điều 173, Luật Thương mại 2005 quy định bên giao đại lý có các nghĩa vụ sau, trừ trường hợp có thỏa thuận khác:

- Hướng dẫn, cung cấp thông tin, tạo điều kiện cho bên đại lý thực hiện hợp đồng.

- Chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa của đại lý mua bán hàng hóa, chất lượng dịch vụ của đại lý cung ứng dịch vụ.

- Trả thù lao và các chi phí hợp lý khác cho bên đại lý.

- Hoàn trả cho bên đại lý tài sản của bên đại lý dùng để bảo đảm (nếu có) khi kết thúc hợp đồng.

- Liên đới chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật của bên đại lý nếu nguyên nhân của hành vi vi phạm pháp luật đó có một phần lỗi của mình gây ra.

4.2. Quyền của bên giao đại lý

Theo Điều 172, Luật Thương mại 2005, Bên giao đại lý có các quyền sau, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác:

- Ấn định giá mua, giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ đại lý cho khách hàng.

- Ấn định giá giao đại lý.

- Yêu cầu bên đại lý thực hiện biện pháp bảo đảm theo quy định của pháp luật.

- Yêu cầu bên đại lý thanh toán tiền và giao hàng theo hợp đồng của đại lý.

- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng của bên đại lý.

5. Chấm dứt hợp đồng đại lý

hợp đồng đại lý 3

Các bên có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý.

Hợp đồng đại lý thương mại chấm dứt trong các trường hợp do các bên thỏa thuận và trong những trường hợp sau:

(1) Hợp đồng đã được thực hiện xong, hết thời hạn hiệu lực

(2) Một trong các bên tham gia hợp đồng mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tư cách thương nhân.

(3) Hợp đồng bị huỷ bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện.

Theo Điều 177, Luật thương mại 2005, các bên có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý và chỉ cần thông báo bằng văn bản cho bên còn lại về việc chấm dứt hợp đồng trong thời hạn quy định. Điều này có thể sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của bên còn lại.

Qua bài viết Hợp đồng đại lý - Top 5 nội dung quan trọng cần biết hy vọng sẽ cung cấp nhiều thông tin hữu ích đến bạn đọc. Để được tư vấn thêm về phần mềm ký kết hợp đồng điện tử iContract, vui lòng liên hệ: 

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://icontract.com.vn/