Hợp đồng EC là gì? Lợi ích khi áp dụng hình thức hợp đồng EC
Hợp đồng EC là gì? Có nhiều nhận định cho rằng mô hình Tổng thầu thiết kế và thi công (EC) sẽ là một trong những giải pháp giải quyết bài toán về tiến độ và chất lượng các dự án hạ tầng giao thông và thực tiễn đang được áp dụng rộng rãi. Vậy thực tế hợp đồng EC được pháp luật quy định như thế nào? Việc áp dụng hợp đồng EC mang lại những hiệu quả gì so với các loại hợp đồng xây dựng khác? Mời quý bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây!
1. Tổng quan hợp đồng EC
Hợp đồng EC được pháp luật quy định và được áp dụng rộng rãi.
Luật Xây dựng hiện hành đã có những quy định về hợp đồng thiết kế - thi công (Engineering - Construction, gọi tắt là EC).
1.1. Hợp đồng EC là gì?
Tại Việt Nam đang có 5 hình thức tổng thầu, gồm: Thiết kế; Thi công; Thiết kế (bước kỹ thuật) và thi công (EC); Tổng thầu thiết kế, cung ứng, thi công (EPC). Trong đó, mô hình EC có tính logic cao, liên hoàn và đồng bộ được kỳ vọng sẽ khắc phục được những xung đột giữa thiết kế và thi công đã xảy ra, thúc đẩy tiến độ hoàn thành công trình và kiểm soát được chất lượng thi công xây dựng.
Căn cứ vào Điểm d, Khoản 1, Điều 3, Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 quy định về hợp đồng EC như sau:
“Hợp đồng thiết kế và thi công xây dựng công trình (tiếng Anh là Engineering - Construction viết tắt là EC) là hợp đồng để thực hiện việc thiết kế và thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình; hợp đồng tổng thầu thiết kế và thi công xây dựng công trình là hợp đồng thiết kế và thi công xây dựng tất cả các công trình của một dự án đầu tư xây dựng.”
1.2. Quy định về căn cứ ký kết hợp đồng EC
Theo Khoản 2, Điều 9, Nghị định 37/2015/NĐ quy định căn cứ ký kết hợp đồng thiết kế và thi công xây dựng công trình bao gồm báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc thiết kế FEED được duyệt. Cụ thể, việc sử dụng gói thầu EC và căn cứ ký kết hợp đồng EC trên cơ sở báo cáo nghiên cứu khả thi được phê duyệt được quy định rõ trong Luật Xây dựng.
Trong đó, tổng thầu EC ký kết hợp đồng với chủ đầu tư, chịu trách nhiệm toàn diện cho các giai đoạn thực hiện dự án từ thiết kế kỹ thuật, thi công và hoàn thiện đáp ứng chất lượng và tiến độ đề ra của dự án đã được phê duyệt; Chọn lựa các nhà thầu phụ đặc biệt đáp ứng điều kiện, năng lực thực hiện các công việc phức tạp và được chủ đầu tư thống nhất.
2. Hiệu quả của hợp đồng EC
Hình thức hợp đồng EC giúp dự án đảm bảo tiến độ theo yêu cầu.
Việc áp dụng hình thức hợp đồng EC sẽ mang lại một số hiệu quả sau:
+ Hình thức EC sẽ có được sự tập trung trách nhiệm trong việc thực hiện hai khâu quan trọng của dự án là thiết kế và xây dựng.
+ Nhờ có vai trò tổ chức quản trị điều hành dự án xuyên suốt từ giai đoạn thiết kế kỹ thuật cho đến triển khai thi công xây lắp và xử lý các sự cố của tổng thầu EC, các giai đoạn thiết kế và thi công có sự phối hợp nhịp nhàng, khoa học công nghệ có thể tham gia để tối ưu hiệu quả điều hành. Vì vậy, công tác quản lý dự án của chủ đầu tư được giảm tải đáng kể. Đồng thời, phát huy được đầy đủ vai trò, tính chủ động và sáng tạo của các chủ thể tham gia quá trình thực hiện, nâng cao hiệu quả thực hiện dự án.
+ Do chỉ có một đơn vị thực hiện cả hai hoạt động này, các nội dung quản lý dự án tập trung về một mối, hạn chế được việc đổ trách nhiệm và khiếu nại lẫn nhau giữa các nhà thầu thiết kế và xây dựng.
+ Hợp đồng EC sẽ xác định rõ trách nhiệm xuyên suốt của nhà thầu về chất lượng và tiến độ, rút ngắn được thời gian chuẩn bị đầu tư do công tác lựa chọn nhà thiết kế và xây lắp được thực hiện chỉ 1 lần.
Qua bài viết trên hy vọng sẽ cung cấp nhiều thông tin hữu ích đến bạn đọc. Để được tư vấn thêm về phần mềm ký kết hợp đồng điện tử iContract, vui lòng liên hệ qua thông tin dưới đây:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://icontract.com.vn/