Trang chủ Tin tức Tìm hiểu các loại hợp đồng điện tử sử dụng phổ biến hiện nay

Tìm hiểu các loại hợp đồng điện tử sử dụng phổ biến hiện nay

Bởi: icontract.com.vn - 21/02/2023 Lượt xem: 840 Cỡ chữ tru cong

   Các loại hợp đồng điện tử phổ biến hiện nay là gì? Việc sử dụng hợp đồng điện tử thay cho hợp đồng truyền thống đang là xu hướng tất yếu, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí, rút ngắn khoảng cách trong các giao dịch thương mại. Thực tế hiện nay, có rất nhiều loại hợp đồng điện tử tùy theo từng trường hợp và mục đích áp dụng. Để hiểu rõ thêm về các loại hợp đồng điện tử phổ biến, mời Quý bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây!

loại hợp đồng 111

Các loại hợp đồng điện tử phổ biến hiện nay.

1. Hợp đồng điện tử là gì?

Hợp đồng điện tử là một phương thức thiết lập hợp đồng, không phải là một loại hợp đồng dựa trên một đối tượng cụ thể nào. Theo Điều 33, Luật Giao dịch điện tử 2005 quy định về Hợp đồng điện tử như sau: “Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu theo quy định của Luật này.”.

Trong đó:

+ “Thông điệp dữ liệu” là thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử (Khoản 12, Điều 4, Luật Giao dịch điện tử 2005).

+ “Phương tiện điện tử” là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự (Khoản 10, Điều 4, Luật Giao dịch điện tử 2005).

2. Đặc điểm của hợp đồng điện tử

Một số đặc điểm đặc trưng của các loại hợp đồng điện tử có thể kể đến như sau:

- Sử dụng thông điệp dữ liệu điện tử: Hợp đồng điện tử có điểm mới so với hợp đồng giấy truyền thống là thông tin được lưu trữ dưới dạng thông điệp dữ liệu để tiến hành một phần hoặc toàn bộ giao dịch trong quá trình giao kết hợp đồng.

- Có ít nhất 3 chủ thể tham gia: Bên cạnh chủ thể giao kết thông thường, hợp đồng điện tử còn có sự xuất hiện của bên thứ ba là các tổ chức cung cấp dịch vụ mạng và các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử. Các tổ chức này không tham gia vào quá trình đàm phán, giao kết hay thực hiện hợp đồng, mà chỉ tham gia với tư cách là các cơ quan hỗ trợ nhằm đảm bảo tính hiệu quả và giá trị pháp lý cho việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử.

- Thực hiện mọi lúc mọi nơi: Vì thông tin trên hợp đồng được thiết lập dưới dạng dữ liệu điện tử nên hai chủ thể không cần gặp nhau nhưng có thể ký kết hợp đồng rất nhanh chóng tại bất kỳ đâu, bất cứ khi nào. Từ đó giúp việc mở rộng phạm vi ký kết hợp đồng ra khắp thế giới diễn ra một cách dễ dàng.

3. Các loại hợp đồng điện tử phổ biến hiện nay

Dựa vào hình thức hay mục đích mà hợp đồng điện tử hay hợp đồng điện tử thường được chia thành các loại sau:

3.1. Chia theo hình thức hợp đồng

Dựa vào hình thức thực hiện hợp đồng, chia thành các loại hợp đồng điện tử sau:

a. Hợp đồng giấy truyền thống được đưa lên website

Thường áp dụng cho một số hợp đồng truyền thống được sử dụng thường xuyên và được chuẩn hóa về nội dung do một bên soạn thảo và đưa lên website với lựa chọn “Đồng ý” hoặc “Không đồng ý” để các bên lựa chọn xác nhận sự đồng ý với các điều khoản của hợp đồng. Các bên thường có hai lựa chọn phổ biến để ký kết:

(1) Hợp đồng truyền thống được hình thành qua giao dịch tự động

(2) Hợp đồng có sử dụng chữ ký số.

b. Hợp đồng hình thành qua giao dịch tự động

loại hd112

Hợp đồng hình thành qua giao dịch tự động sử dụng phổ biến website bán lẻ.

Các nội dung trên hợp đồng không được soạn sẵn mà được hình thành bởi giao dịch tự động. Nội dung hợp đồng sẽ được máy tính tổng hợp tự động và xử lý trong quá trình giao dịch dựa trên các thông tin mà khách hàng nhập vào. Được sử dụng phổ biến trên website thương mại điện tử bán lẻ (B2C) như thegioididong.com, fptshop.com.vn hay dienmayxanh.com…

Phần mềm sẽ tổng hợp tự động, xử lý thông tin và hiển thị để bên mua xác nhận đồng ý điều khoản hợp đồng. Khi xác nhận xong, bên bán nhận được thông báo và gửi xác nhận đến người mua qua hình thức như email, fax hay số điện thoại…

c. Hợp đồng hình thành qua thư điện tử

Đây là hình thức được sử dụng phổ biến trong các giao dịch giữa các doanh nghiệp (B2B). Các bên sử dụng thư điện tử để chào hàng, hỏi hàng, đàm phán các điều khoản như giá cả, số lượng… Kết thúc quá trình đàm phán, các bên sẽ tổng hợp thành một hợp đồng hoàn chỉnh thống nhất các nội dung đã nhất trí trước đó. Hợp đồng hình thành qua thư điện tử truyền tải được nhiều chi tiết, thông tin với tốc độ giao dịch nhanh, chi phí thấp.

3.2. Chia theo mục đích hợp đồng

Dựa vào mục đích hợp đồng có thể chia thành 03 loại sau:

a. Hợp đồng thương mại điện tử

loại hợp đồng 113

Chủ thể hợp động thương mại điện tử là các thương nhân.

Hợp đồng thương mại điện tử là sự thỏa thuận giữa các bên trong đó có ít nhất một bên là thương nhân. Chủ thể còn lại là chủ thể có tư cách pháp lý nhằm xác lập hợp đồng dưới dạng thông điệp dữ liệu. Mục đích chính của loại hợp đồng này là lợi nhuận. Đối tượng của loại hợp đồng này là hàng hóa.

Hợp đồng thương mại điện tử bao gồm:

+ Hợp đồng mua bán hàng hóa

+ Hợp đồng dịch vụ

b. Hợp đồng lao động điện tử

Hợp đồng lao động điện tử là thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, trong đó quy định điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Thông tin trong hợp đồng này được tạo ra, gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử.

Hợp đồng lao động điện tử được phân loại thành:

+ Hợp đồng lao động không xác định thời hạn

+ Hợp đồng lao động xác định thời hạn

c. Hợp đồng dân sự điện tử

Hợp đồng dân sự giao kết thông qua phương tiện điện tử là sự thỏa thuận giữa các bên tham gia về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo pháp luật Việt Nam về giao dịch điện tử.

Có 06 loại hợp đồng dân sự:

+ Hợp đồng song vụ

+ Hợp đồng đơn vụ

+ Hợp đồng chính

+ Hợp đồng phụ

+ Hợp đồng vì lợi ích bên thứ 3

+ Hợp đồng có điều kiện

Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, một số lĩnh vực không áp dụng ký với hình thức hợp đồng điện tử là: cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các loại bất động sản khác, văn bản về thừa kế, giấy đăng ký kết hôn, quyết định ly hôn, giấy khai sinh, giấy khai tử, hối phiếu và các giấy tờ khác.

Có thể thấy, việc sử dụng các loại hợp đồng trong từng trường hợp và đúng mục đích sẽ giúp cho thủ tục giao kết hợp đồng rút ngắn thời gian, nâng cao hiệu quả tối đa đặc biệt đối với các doanh nghiệp. Ngoài ra, để được tư vấn thêm về phần mềm ký kết hợp đồng điện tử iContract, vui lòng liên hệ: https://icontract.com.vn/