Trang chủ Tin tức Hợp đồng giao sau là gì? Những rủi ro có thể gặp phải trong hợp đồng

Hợp đồng giao sau là gì? Những rủi ro có thể gặp phải trong hợp đồng

Bởi: icontract.com.vn - 15/07/2024 Lượt xem: 213 Cỡ chữ tru cong

   Hợp đồng giao sau là công cụ tài chính được sử dụng để giao dịch trên thị trường phái sinh. Bên cạnh một số ưu điểm vượt trội, nhà đầu tư cần hiểu rõ về những rủi ro có thể gặp phải trong hợp đồng tương lai để giao dịch thành công. Bài viết dưới đây sẽ giúp độc giả nắm rõ các rủi ro của hợp đồng tương lai và cách phòng ngừa rủi ro ấy hiệu quả. 

1. Hợp đồng giao sau là gì?

Hợp đồng giao sau hay còn gọi là hợp đồng tương lai. Đây là hợp đồng được chuẩn hóa giữa bên mua và bên bán với mục đích trao đổi một loại tài sản cơ sở cụ thể. Mỗi hợp đồng tương lai sẽ được chuẩn hóa về khối lượng, giá trị hợp đồng, giá giao dịch và thời điểm giao nhận hàng sẽ được chỉ định tại một thời điểm trong tương lai. 

 

hợp đồng giao sau 1

Hợp đồng giao sau là hợp đồng tương lai.

Khi bên mua và bên bán ký kết hợp đồng giao sau, hai bên sẽ không tốn bất kỳ chi phí nào. Ngoài ra, tài sản cơ sở của hợp đồng không chỉ là hàng hóa mà còn có thể là tiền tệ, cổ phiếu, trái phiếu… 

2. Rủi ro trong hợp đồng giao sau

Tương tự như các sản phẩm chứng khoán trên thị trường, hợp đồng giao sau cũng có những ưu điểm và tồn tại nhiều rủi ro tiềm ẩn. Do đó, độc giả cần hiểu rõ các dạng rủi ro của hợp đồng này để đưa ra lựa chọn đầu tư phù hợp. 

2.1. Rủi ro của hiệu ứng đòn bẩy

Hiệu ứng đòn bẩy là công cụ tài chính hữu dụng trong chứng khoán phái sinh. Tuy nhiên, nó sẽ chỉ có ích nếu dự báo của nhà đầu tư về hợp đồng giao sau đúng với hướng biến động giá tài sản cơ sở. Nếu không dự báo đúng xu hướng, thua lỗ sẽ xuất hiện và dưới tác động của đòn bẩy, mức độ thua lỗ dựa trên tỷ lệ phần trăm trên số vốn đầu tư ban đầu sẽ cao hơn rất nhiều so với thị trường cơ sở. 

2.2. Rủi ro vì yêu cầu ký quỹ bổ sung

Nhà đầu tư cần ký quỹ bổ sung trong trường hợp số tiền trong tài khoản ký quỹ của nhà đầu tư xuống bằng hoặc thấp hơn mức ký quỹ duy trì. Do đó, nhà đầu tư cần chuẩn bị kỹ càng về tài chính để đảm bảo vị thế của mình trên thị trường, tránh xảy ra thua lỗ, phá sản. 

2.3. Giảm gia tăng lợi nhuận

Với hợp đồng tương lai, nhà đầu tư có thể hạn chế những thiệt hại có thể xảy ra khi giá thị trường giảm sâu. Đây là vai trò chính của hợp đồng tương lai: phòng ngừa rủi ro với thị trường cơ sở. Tuy nhiên, khi thị trường diễn biến theo xu hướng có lợi cho nhà đầu tư, nhà đầu tư cũng không thể tận dụng được cơ hội đó để gia tăng lợi nhuận cho mình do hiện tượng bù trừ giữa các vị thế đối lập. 

 

giao sau 2

Hợp đồng giao sau thường có 8 rủi ro phổ biến. 

2.4. Rủi ro thị trường

Thị trường chứng khoán phái sinh hiện nay luôn có nhiều biến động, kéo theo giá của các loại cổ phiếu cũng thay đổi liên tục. Điều này khiến các nhà đầu tư gặp bất lợi trong việc dự đoán xu hướng giá của hợp đồng tương lai.

2.5. Rủi ro pháp lý

Hiện nay, khung pháp lý cho sản phẩm chứng khoán phái sinh hợp đồng tương lai chưa được hoàn thiện, nhiều vấn đề phát sinh chưa có các biện pháp giải quyết rõ ràng. Do đó, hợp đồng tương lai tiềm ẩn nhiều rủi ro pháp lý cho các nhà đầu tư. 

2.6. Rủi ro tính thanh khoản

Những yếu tố tác động bên ngoài như: khủng hoảng tài chính, tình hình chính trị xã hội, thảm họa thiên nhiên đều có thể ảnh hưởng đến thị trường, gây nên các khoản thua lỗ do tạm thời mất tính thanh khoản. 

2.7. Rủi ro tín dụng

Các công ty, nhà môi giới, kinh doanh chứng khoán bị phá sản có thể gây tác động xấu đến nhà đầu tư hợp đồng giao sau thông qua rủi ro tín dụng. 

2.8. Rủi ro hệ thống

Việc hệ thống máy tính, thông tin liên lạc bị sai sót có thể gây ra tình trạng lỗi hệ thống, hoặc sai lệnh, từ đó, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nhà đầu tư. 

3. Các biện pháp phòng tránh rủi ro bằng hợp đồng giao sau

Hợp đồng tương lai (hợp đồng giao sau) là công cụ phái sinh quan trọng giúp nhà đầu tư phòng ngừa rủi ro biến động giá cả tài sản cơ sở. Phương pháp phòng ngừa rủi ro bằng hợp đồng giao sau sẽ tương tự như của hợp đồng kỳ hạn. 

 

hợp đồng giao sau 3

Biện pháp phòng tránh rủi ro trong hợp đồng giao sau như thế nào?

Ví dụ: 

Công ty X và Công ty Y ký kết hợp đồng giao sau với nhau. Theo đó, công ty X mua của công ty Y 5 tấn sầu riêng với giá 50 triệu đồng/tấn, giao hạn vào tháng 10/2024. Đến tháng 10/2024, giá sầu riêng tăng lên thành 60 triệu đồng/tấn thì có 2 trường hợp xảy ra:

  • Trường hợp 1: Công ty X vẫn bán cho công ty Y 5 tấn sầu riêng với giá 50 triệu đồng/tấn.
  • Trường hợp 2: Công ty X không phải giao sầu riêng cho công ty Y mà chỉ cần thanh toán khoản chênh lệch cho công ty Y: 10 triệu đồng x 5 tấn = 50 triệu đồng. 

Như vậy, dù giá sầu riêng có thay đổi như thế nào thì hợp đồng giao sau đều giúp phòng ngừa rủi ro. Theo đó, nhà đầu tư sẽ bán hợp đồng giao sau trong trường hợp họ sở hữu tài sản và mua hợp đồng giao sau trong trường hợp họ cần mua tài sản và ấn định giá ngay tại thời điểm đó. 

Nhà đầu tư tham gia hợp đồng giao sau sẽ giảm thiểu tối đa biến động giá trên thị trường. Từ đó, nhà đầu tư có thể tính toán được trước mức giá bán ra, chi phí, doanh thu theo hợp đồng để chủ động lên kế hoạch kinh doanh hợp lý. 

Trên đây là một số thông tin về hợp đồng giao sau (hợp đồng tương lai). Hy vọng bài viết đã cung cấp nhiều kiến thức hữu ích cho quý độc giả để giúp độc giả có phương án đầu tư tối ưu hóa lợi nhuận.