Trang chủ Tin tức Hợp đồng giao sau là gì? Đặc điểm của hợp đồng giao sau như thế nào?

Hợp đồng giao sau là gì? Đặc điểm của hợp đồng giao sau như thế nào?

Bởi: icontract.com.vn - 16/04/2024 Lượt xem: 1001 Cỡ chữ tru cong

   Hợp đồng giao sau là dạng hợp đồng giúp hai bên thỏa thuận về dịch vụ, hàng hóa sẽ xảy ra trong tương lai, với mức giá được định trước tại thời điểm ký hợp đồng. Với khái niệm này, hợp đồng giao sau sở hữu những đặc điểm và tính chất khác biệt so với những loại hợp đồng khác. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu kỹ hơn về hợp đồng giao sau (hợp đồng tương lai) trong bài viết dưới đây.

1. Hợp đồng giao sau là gì?

hợp đồng giao sau 1

Khái niệm hợp đồng giao sau

Hợp đồng giao sau hay được biết đến với tên gọi chuẩn xác hơn là hợp đồng tương lai (Futures Contract), cũng là một loại hợp đồng. Hợp đồng giao sau giúp 2 bên cam kết về hàng hóa, dịch vụ, thỏa thuận mua bán xảy ra trong tương lai với mức giá được xác định ngay khi tạo hợp đồng. Với tính chất này, hợp đồng giao sau (hợp đồng tương lai) được xem như là một cách để bảo vệ giá của hàng hóa, dịch vụ và giảm rủi ro khi có biến động giá.

2. Các loại hợp đồng giao sau phổ biến

hợp đồng giao sau 2

Phân loại hợp đồng giao sau

Có thể kể đến các loại hợp đồng hàng hóa tương lai thường gặp như:

a) Hợp đồng giao sau hàng hóa cơ bản

  • Năng lượng: Dầu thô, khí đốt tự nhiên, xăng, điện…
  • Kim loại: Vàng, bạc, đồng, nhôm, sắt, thép…
  • Nông nghiệp: Lúa mì, Ngô, mía, khoai, bông, gia súc gia cầm…
  • Thủy hải sản: Tôm, cá, cua, ghẹ…

b) Hợp đồng tài chính tương lai

  • Tiền tệ: VNĐ/ USD, EUR/USD, USD/JPY, GBP/USD…
  • Lãi suất: LIBOR, Eurodollar

c) Hợp đồng giao sau chỉ số chứng khoán

Ví dụ: S&P 500, NASDAQ 100, Nikkei 225

d) Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ

- Trái phiếu Chính phủ đang giao dịch trên thị trường.

- Trái phiếu giả định có một số đặc trưng cơ bản của trái phiếu Chính phủ.

e) Các hợp đồng giao sau phái sinh khác

  • Bất động sản
  • Phát thải khí nhà kính

Nhìn chung, hợp đồng giao sau về hàng hóa là phổ biến nhất, tiếp theo đó là hợp đồng tương lai về tài chính. Với các loại hợp đồng giao sau khác, đặc biệt là hợp đồng tương lai phái sinh bất động sản đang ngày càng được sử dụng rộng rãi. Các giao dịch mua bán bất động sản tương lai đã ứng dụng rất nhiều loại hợp đồng giao sau này.

3. Thanh toán trong hợp đồng giao sau

Có 2 cơ chế giao dịch chính trong hợp đồng giao sau gồm:

- Thanh toán bằng tiền

  • Thanh toán bằng tiền là phương thức thanh toán phổ biến nhất cho các hợp đồng tương lai.
  • Vào ngày đáo hạn, bên mua sẽ thanh toán cho bến bán số tiền như đã thỏa thuận trong hợp đồng. Đồng thời, bên bán sẽ bàn giao tài sản cho bên mua.
  • Các bên thực hiện nghĩa vụ bù trừ khoản chênh lệch (nếu có). Bên có vị thế lỗ phải chuyển tiền cho bên có vị thế lãi (nếu phát sinh chênh lệch).
  • Trường hợp giá trị hợp đồng tăng, bên mua sẽ phải thanh toán thêm tiền cho bên bán.
  • Trường hợp giá trị hợp đồng giảm, bên bán sẽ phải hoàn trả lại tiền cho bên mua.

- Thanh toán theo hình thức chuyển giao vật chất:

  • Bên mua hợp đồng tương lai trả tiền và nhận tài sản từ bên bán hợp đồng tương lai. Bên bán Hợp đồng giao sau giao tài sản và nhận tiền. Thông thường, hình thức chuyển giao vật chất thường được sử dụng trong các hợp đồng giao sau hàng hóa cơ bản.

4. Đặc tính của hợp đồng giao sau

hợp đồng giao sau 3

Hợp đồng giao sau có những đặc điểm nào?

Để hiểu hơn về hợp đồng giao sau, hãy cùng điểm qua những đặc trưng của chúng. Dưới đây là những đặc điểm nổi bật của hợp đồng giao sau:

a) Tính hợp đồng

Hợp đồng giao sau có tính ràng buộc về mặt pháp lý giữa các bên tham gia hợp đồng, tương tự như các hợp đồng khác. 

Các bên tham gia hợp đồng phải tiến hành giao kết hợp đồng theo quy định và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng, 

Hợp đồng giao sau được niêm yết và giao dịch trên các sàn giao dịch cần đảm bảo tính công khai, minh bạch và an toàn.

b) Tính chuẩn hóa

Hợp đồng giao sau (hợp đồng tương lai) có tính chuẩn hóa với các điều khoản được nêu rõ trong hợp đồng như: Số lượng, khối lượng, chất lượng, đơn giá (giá giao dịch), thời điểm giao nhận hàng. Việc chuẩn hóa về thông số sản phẩm, dịch vụ và đặc biệt là đơn giá sẽ giúp giảm tranh chấp giữa các bên. 

c) Tính thanh khoản

Hợp đồng giao sau có tính thanh khoản cao do được giao dịch trên các sàn giao dịch phái sinh với khối lượng giao dịch lớn. Nhà đầu tư có thể dễ dàng mua bán hợp đồng giao sau bất cứ lúc nào họ muốn. Đặc tính thanh khoản cao này giúp giảm thiểu rủi ro thị trường cho các nhà đầu tư.

d) Tính đòn bẩy

Hợp đồng giao sau được xem là có tính đòn bẩy bởi nhà đầu tư chỉ cần đặt cọc một khoản tiền nhỏ (ký quỹ) để giao dịch hợp đồng trong tương lai (hợp đồng giao sau) có giá trị lớn. Đặc tính này giúp nhà đầu tư có thể kiếm được số tiền lợi nhuận lớn với số vốn bỏ ra nhỏ. Tuy nhiên, tỷ lệ đòn bẩy cao cũng đi kèm với rủi ro cao, nhà đầu tư có thể mất toàn bộ khoản tiền ký quỹ nếu giá tài sản cơ sở biến động mạnh.

e) Tính phòng ngừa rủi ro

Hợp đồng giao sau có thể được sử dụng để phòng ngừa rủi ro biến động giá của tài sản cơ sở. Hợp đồng tương lai sẽ là lợi thế cho người biết lường trước tình hình, căn cơ tính toán về sự tăng giảm của tài sản để mua ra bán vào một cách có lợi nhuận trước khi giá tăng/ giảm.

Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng có thể sử dụng hợp đồng tương lai để phòng ngừa rủi ro trước sự thay đổi của lãi suất hay tỷ giá hối đoái.

   Nhìn chung, hợp đồng giao sau là một dạng hợp đồng có nhiều đặc điểm hấp dẫn như tính thanh khoản cao, tính đòn bẩy và khả năng phòng ngừa rủi ro. Tuy nhiên, những hợp đồng tương lai cũng là một công cụ có tính rủi ro cao. Do đó, nhà đầu tư, người ký kết các hợp đồng giao sau cần nắm rõ tính chất của dạng hợp đồng này cũng như tính toán kỹ lưỡng về tỷ lệ rủi ro trước khi giao dịch.