Hợp đồng hoán đổi là gì? Đặc điểm, cách phân loại hợp đồng hoán đổi
Hợp đồng hoán đổi là thuật ngữ khá mới lạ đối với những người mới tham gia hoạt động đầu tư. Để hạn chế các trường hợp rủi ro có thể xảy ra khi giao dịch tài chính, các nhà đầu tư cần hiểu rõ hợp đồng hoán đổi là gì, đặc điểm và cách phân loại hợp đồng hoán đổi như thế nào?
1. Hợp đồng hoán đổi là gì?
Hợp đồng hoán đổi (Swap Contract) là hợp đồng ký kết dựa trên thỏa thuận giữa các bên về việc đồng ý chi trả khoản thanh toán định kỳ cho nhau, hoặc đồng ý trao đổi các luồng tiền trong khoảng thời gian đã xác định theo phương thức định sẵn.
Ngày định giá là ngày hợp đồng hoán đổi có hiệu lực, ngày đáo hạn là ngày hợp đồng hoán đổi hết hiệu lực.
Hợp đồng hoán đổi là văn bản pháp lý quan trọng.
Trong lĩnh vực tài chính, hợp đồng hoán đổi là công cụ tài chính phái sinh. Trong đó, 2 bên sẽ trao đổi dòng tiền này lấy dòng tiền khác của bên kia; các dòng tiền này được gọi là các nhánh của hoán đổi, tính bằng cách dựa trên giá trị nguyên tắc danh nghĩa.
Trong hợp đồng hoán đổi, các bên thống nhất với nhau về mặt ý chí, tự nguyện, bình đẳng, không ép buộc. Đặc biệt, hợp đồng hoán đổi không được sử dụng để mua bán trực tiếp mà là hợp đồng cá biệt được thực hiện bởi 2 bên. Trường hợp muốn hủy hợp đồng hoán đổi, cả 2 bên phải có sự thỏa thuận rõ ràng.
2. Đặc điểm của hợp đồng hoán đổi
Bên cạnh một số đặc điểm của hợp đồng thương mại, hợp đồng hoán đổi có một số khác biệt như sau:
- Đồng ý hoán đổi lợi ích tài chính: Hai bên sẽ thống nhất trao đổi lợi ích từ thị trường tài chính này đổi lấy lợi ích từ một nguồn tài chính khác.
- Giá trị bằng 0: Nếu các bên không vi phạm hợp đồng, không thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền mặt cho nhau và giá trị hợp đồng là 0.
- Nguyên tắc bù trừ: Hợp đồng hoán đổi thực hiện theo nguyên tắc bù trừ, giảm rủi ro tín dụng tối đa.
Hợp đồng hoán đổi có đặc điểm gì?
- Giao dịch trên thị trường tập trung: Hợp đồng hoán đổi chỉ được giao dịch trên thị trường tập trung, các bên đều hiểu rõ về nhau.
- Tránh rủi ro tài chính liên quan đến tỷ giá và chênh lệch giá: Hợp đồng giúp các bên tránh rủi ro tài chính liên do biến động tỷ giá và chênh lệch mua bán. Ngoài ra, còn giúp các bên đạt được ngoại tệ và tỷ giá mà không cần giao dịch mua bán qua ngân hàng.
3. Các loại hợp đồng hoán đổi phổ biến hiện nay
Hiện nay trên thị trường có 5 loại hợp đồng chính: hoán đổi lãi suất, hoán đổi tiền tệ, hoán đổi tín dụng, hoán đổi hàng hóa, hoán đổi chứng khoán vốn.
3.1. Hợp đồng hoán đổi lãi suất (Interest rate swap)
Đây là một hợp đồng phái sinh, theo đó, một bên trao đổi dòng lãi suất để lấy dòng tiền mặt của một bên khác. Hợp đồng này thường được dùng để quản lý tài sản hoặc nợ cố định hay thả nổi, đầu cơ kiếm lợi từ sự thay đổi lãi suất. Hợp đồng này thường được sử dụng bởi các doanh nghiệp, tổ chức tài chính, nhà đầu tư.
Hợp đồng hoán đổi lãi suất thường được nhắc đến là một bên trả một mức lãi suất cố định (the swap rate) cho bên kia, trong khi nhận lại một lãi suất thả nỗi (thường gắn với lãi suất tham chiếu LIBOR). Trong đó:
- A trả lãi suất cố định cho B (A nhận lãi suất thay đổi)
- B trả lãi suất cố định cho A (B nhận lãi suất thay đổi)
3.2. Hợp đồng hoán đổi tiền tệ (Currency swap)
Hợp đồng hoán đổi tiền tệ là một hợp đồng về trao đổi ngoại tệ, theo đó hai bên sẽ trao đổi khoản tiền gốc và lãi cố định của một khoản vay để lấy một khoản tiền gốc và lãi cố định tương đương một khoản vay của một đồng tiền khác.
Hoán đổi tiền tệ thường kết hợp với hóa đổi lãi suất.
3.3. Hợp đồng hoán đổi tín dụng (Credit swap)
Hợp đồng hoán đổi tín dụng là một hợp đồng phái sinh tín dụng, theo đó bên mua sẽ thanh toán một khoản tiền định kỳ cho bên bán, đổi lại sẽ nhận được khoản bồi thường nếu công cụ tài chính cơ sở bị mất khả năng thanh toán.
Bên mua thanh toán một khoản tiền định kỳ cho bên bán.
3.4. Hoán đổi hàng hóa (Commodity swap)
Hợp đồng hoán đổi hàng hóa là một thỏa thuận mà theo đó giá thả nổi của hàng hóa được trao đổi lấy giá cố định trong một khoản thời gian xác định.
- Người sử dụng: muốn đảm bảo giá ở mức tối đa và đồng ý trả cho tổ chức tài chính một mức giá cố định. Đổi lại người sử dụng sẽ nhận được những khoản thanh toán dựa trên giá cả thị trường cho những hàng hoá liên quan.
- Người sản xuất muốn cố định thu nhập và đồng ý trả giá thị trường cho tổ chức tài chính, đổi lại cho việc nhận những khoản thanh toán cố định cho hàng hoá.
3.5. Hợp đồng hoán đổi chứng khoán vốn (Equity swap)
Hợp đồng hoán đổi chứng khoán vốn là hợp đồng hoán đổi trong đó tổ hợp dòng tiền được thỏa thuận trao đổi giữa 2 bên vào 1 ngày xác định trong tương lai.
Hợp đồng hoán đổi chứng khoán vốn có 2 dòng tiền:
- Dòng tiền thả nổi liên quan đến lãi suất Libor
- Dòng tiền từ cổ phiếu hoặc chỉ số thị trường.
Hai bên sẽ thỏa thuận trao đổi dòng tiền vào ngày đáo hạn dựa theo các điều kiện đã thỏa thuận trước.
Hợp đồng này thường được sử dụng để quản lý rủi ro, tối ưu hóa lợi ích từ biến động của thị trường tài chính và giá cả chứng khoán.