Hợp đồng liên doanh là gì? Mẫu hợp đồng thông dụng nhất 2024
Hợp đồng liên doanh là loại hợp đồng khá thông dụng hiện nay. Trong đó, các doanh nghiệp tham gia sẽ thỏa thuận về việc hợp tác kinh doanh dưới hình thức thành lập công ty mới do các bên đồng thời làm chủ sở hữu. Dưới đây là mẫu hợp đồng liên doanh thông dụng nhất 2023.
1. Hợp đồng liên doanh là gì?
Hợp đồng liên doanh là thỏa thuận của các doanh nghiệp, đơn vị về việc hợp tác kinh doanh dưới hình thức thành lập một công ty mới hoàn toàn do các bên đồng thời sở hữu. Chủ thể tham gia là các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong nước hoặc nước ngoài.
Hợp đồng liên doanh là gì?
- Trường hợp là nhà đầu tư nước ngoài, cần có thêm giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
- Trường hợp các bên là pháp nhân của Việt Nam thì công ty sẽ thành lập theo đúng quy định của pháp luật.
Thông qua việc ký kết hợp đồng, công ty liên doanh mới sẽ được thành lập, tách hoàn toàn ra khỏi doanh nghiệp của 2 bên liên doanh, hoạt động độc lập, riêng biệt. Qua đó, đảm bảo doanh nghiệp hoạt động rõ ràng, minh bạch, dễ kiểm soát trong quá trình hạch toán.
2. Nội dung và hình thức của hợp đồng liên doanh
2.1. Quy định về nội dung của hợp đồng liên doanh
Mặc dù hợp đồng liên doanh do các bên tham gia tự thỏa thuận với nhau, nhưng nội dung của hợp đồng cần đảm bảo một số điều khoản cơ bản sau:
- Thông tin của chủ thể tham gia ký hợp đồng: Tên, địa chỉ, MST (Nếu có), CCCD/CMND/Số hộ chiếu của người đại diện doanh nghiệp theo pháp luật.
- Danh mục, số lượng và chất lượng của thiết bị, vật tư cần cho hoạt động kinh doanh và nguồn gốc của sản phẩm.
- Quy cách đóng gói, số lượng, chất lượng của sản phẩm và thị trường tiêu thụ.
Hợp đồng liên doanh quy định nội dung và hình thức như thế nào?
- Thời hạn hoạt động của doanh nghiệp liên doanh, trường hợp cần giải thể doanh nghiệp.
- Kế hoạch tài chính, kế toán của doanh nghiệp liên doanh.
- Tổ chức hoạt động, cơ chế quản lý của doanh nghiệp liên doanh.
- Quan hệ lao động trong doanh nghiệp liên doanh.
- Trách nhiệm của các bên trong việc thực hiện hợp đồng liên doanh.
- Thủ tục giải quyết tranh chấp
- Điều khoản bất khả kháng…
2.2. Quy định về hình thức của hợp đồng
Hợp đồng liên doanh phải được lập thành văn bản, do đại diện hợp pháp của các bên ký nháy vào từng trang, ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu (nếu có) vào trang cuối. Hợp đồng chính thức có hiệu lực kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
2.3. Một số điều khoản quan trọng cần thỏa thuận trong hợp đồng
Khi soạn thảo và ký kết hợp đồng liên doanh, các bên tham gia cần thỏa thuận rõ một số nội dung sau:
- Thỏa thuận góp vốn, thời hạn góp vốn, phương thức phân chia lợi nhuận. Đây là một trong những điều khoản quan trọng, cần được thống nhất để việc hợp tác, quản lý nguồn vốn đạt được như kỳ vọng.
- Thỏa thuận về nghĩa vụ của các bên: Điều khoản này giúp xác định hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng, từ đó xem xét trách nhiệm giữa các bên, yêu cầu phạt bồi thường thiệt hại (nếu có) dễ dàng hơn.
Lưu ý các điều khoản quan trọng trong hợp đồng.
- Thỏa thuận về phạt vi phạm hợp đồng: Nếu không thỏa thuận rõ điều khoản này, trường hợp xảy ra tranh chấp, các bên không được quyền yêu cầu bên vi phạm bồi thường.
- Thỏa thuận về việc sửa đổi, chấm dứt, hủy bỏ hoặc tiếp tục gia hạn hợp đồng.
3. Mẫu hợp đồng liên doanh thông dụng nhất 2023
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
__________________
HỢP ĐỒNG LIÊN DOANH
Số: [.....]/HĐLD
– Căn cứ ………
– Căn cứ vào biên bản cuộc họp thỏa thuận giữa các bên liên doanh ngày [d/m/y]
Hôm nay, ngày [.../…/…] Tại [...........................]
Chúng tôi gồm có:
Bên A:
– Tên cơ quan …………………
– Địa chỉ:...............................
– Điện thoại: ………………..
– Tài khoản số: …………………… Mở tại ngân hàng: ………………..
– Đại diện là Ông (Bà):.......................Chức vụ: ………………….
– Giấy ủy quyền số: ……………………. (nếu có).
Viết ngày ………………… Do ………………….. chức vụ: ……………….. ký (nếu có).
Bên B:
– Tên cơ quan …………………
– Địa chỉ:...............................
– Điện thoại: ………………..
– Tài khoản số: …………………… Mở tại ngân hàng: ………………..
– Đại diện là Ông (Bà):.......................Chức vụ: ………………….
– Giấy ủy quyền số: ……………………. (nếu có).
Viết ngày ………………… Do ………………….. chức vụ: ……………….. ký (nếu có).
Các bên thống nhất lập hợp đồng liên doanh với nội dung như sau:
Điều 1: Thành lập công ty liên doanh
1- Tên công ty liên doanh:.......................
2- Địa chỉ dự kiến đóng tại: ………………
3- Các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:.................
Điều 2: Tổng vốn đầu tư và vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh
1- Tổng vốn đầu tư cho DN dự kiến khoảng……. đồng
Bao gồm các nguồn:..............
2- Vốn pháp định là:................
3- Tỷ lệ góp vốn của các bên vào vốn pháp định:
– Bên A là: …………… bằng các hình thức sau [TIEN MAT, TAI SAN]
– Bên B là: ……………. bằng các hình thức sau [TIEN MAT, TAI SAN]
4- Kế hoạch và tiến độ góp vốn
5- Điều kiện và thủ tục chuyển nhượng vốn đầu tư
STT |
Danh mục |
Đơn vị tính |
Số lượng |
Chất lượng |
Nguồn cung cấp |
1- Quy cách:...
2- Số lượng: ….
3- Chất lượng: ….
Điều 5: Thời hạn hoạt động của DN, những trường hợp cần kết thúc hoạt động và giải thể DN
1- DNLD đăng ký thời gian hoạt động là …. năm. Nếu có điều kiện thuận lợi xin kéo dài thêm…. năm.
2- DN sẽ kết thúc trước thời hạn và giải thể trong các trường hợp sau:
– Gặp rủi ro (cháy, nổ, bão, lụt) hủy hoại từ 80% trở lên tổng tài sản.
– Vỡ nợ, không còn khả năng thanh toán.
– Thua lỗ liên tiếp 2 năm liền.
- Bị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ hoạt động.
Điều 6: Công tác tài chính và kế toán của doanh nghiệp liên doanh
1- Nguyên tắc tài chính
2- Công tác kế toán:
– Hình thức kế toán
– Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định
– Tỷ lệ trích lập các quỹ của doanh nghiệp
3- Công tác kiểm tra kế toán
– Kiểm tra sổ sách kế toán
– Giám sát của kế toán trưởng
– Chấp hành sự kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Điều 7: Tổ chức và cơ chế quản lý doanh nghiệp liên doanh
1- Số lượng, thành phần, nhiệm vụ, quyền hạn, nhiệm kỳ của HĐQT
2- Cách thức bầu lãnh đạo, nhiệm vụ, quyền hạn, nhiệm kỳ của lãnh đạo
5- Trường hợp cần bãi chức trước thời hạn
Điều 8: Tỉ lệ phân chia lãi, lỗ và rủi ro cho các bên liên doanh
Căn cứ vào tỷ lệ góp vốn, các bên thỏa thuận phân chia lãi, lỗ và rủi ro theo tỷ lệ sau:
1- Bên A: [ %] vì đã góp [ %] vốn
2- Bên B: [ %] vì đã góp [ %] vốn
Điều 9: Quan hệ lao động trong doanh nghiệp liên doanh
1- Các nguyên tắc tuyển lao động
2- Áp dụng chế độ bảo hộ lao động
3- Thời gian làm việc và nghỉ ngơi
4- Các hình thức trả lương
5- Hoạt động của công đoàn
6- Chế độ bảo hiểm cho người lao động:
Điều 10: Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, kỹ thuật, nghiệp vụ và công nhân
1 – Khóa đào tạo
2 – Bồi dưỡng ngắn hạn
3- Kế hoạch bồi dưỡng tay nghề
Điều 11: Trách nhiệm của các bên trong việc thực hiện hợp đồng
1 – Trách nhiệm bên A
2 – Trách nhiệm bên B
Điều 12: Thủ tục giải quyết các tranh chấp trong hợp đồng liên doanh
1- Hai bên cần chủ động thông báo cho bên còn lại tiến độ thực hiện hợp đồng, nếu có phát sinh, các bên phải kịp thời báo cho nhau biết.
2- Trường hợp phát sinh tranh chấp không thể giải quyết, hai bên thống nhất sẽ khiếu nại tới Tòa án …
3- Các chi phí về kiểm tra, xác minh và lệ phí Tòa án do bên có lỗi chịu.
Điều 13: Các thỏa thuận khác (nếu cần)
Điều 14: Hiệu lực của hợp đồng
Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày: …. Đến ngày:....
ĐẠI DIỆN BÊN A Chức vụ (Ký tên, đóng dấu) |
ĐẠI DIỆN BÊN B Chức vụ (Ký tên, đóng dấu) |