Trang chủ Tin tức Thanh lý hợp đồng là gì? Nguyên tắc thanh lý hợp đồng mới 2023

Thanh lý hợp đồng là gì? Nguyên tắc thanh lý hợp đồng mới 2023

Bởi: icontract.com.vn - 30/06/2023 Lượt xem: 11768 Cỡ chữ tru cong

   Thanh lý hợp đồng là thủ tục quan trọng trong việc thực hiện hợp đồng giữa các bên. Vậy thanh lý hợp đồng là gì? Nguyên tắc thanh lý hợp đồng, thủ tục thanh lý hợp đồng như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của iContract nhé!

1. Thanh lý hợp đồng là gì?

Theo quy định, hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi, hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Thanh lý hợp đồng là biên bản ghi nhận việc thực hiện hợp đồng của các bên sau khi đã hoàn tất công việc, được 2 bên tham gia hợp đồng xác nhận lại khối lượng, chất lượng và các chi phí phát sinh trong quá trình hoàn thành công việc và đồng ý ký tên. 

 

thanh lý 1

Các doanh nghiệp, cá nhân và tổ chức thường sử dụng biên bản thanh lý hợp đồng trong các giao dịch dân sự để chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên. Ngoài ra, trong một số trường hợp, khi thực hiện thanh lý hợp đồng, các bên sẽ giảm thiểu được những tranh chấp pháp lý không đáng có. 

2. Nguyên tắc thanh lý hợp đồng

Nguyên tắc thanh lý hợp đồng được thực hiện theo nguyên tắc giao kết hợp đồng, trong đó, pháp luật luôn tôn trọng nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận, miễn là không trái quy định tại Điều 3, Bộ luật dân sự 2015 dưới đây:

  • Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử, được pháp luật bảo hộ như nhau về quyền nhân thân và tài sản. 
  • Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết thỏa thuận. Trong đó, mọi cam kết đều không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức, có hiệu lực thực hiện với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.
  • Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự một cách thiện chí, trung thực. 
  • Việc xác lập và thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng và các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. 
  • Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện, hoặc thực hiện không đúng theo nghĩa vụ dân sự của mình. 
thanh lý 2

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 422, Bộ Luật dân sự 2015, hợp đồng chỉ chấm dứt trong các trường hợp dưới đây:

  • Hợp đồng đã được hoàn thành theo đúng yêu cầu, thỏa thuận giữa các bên.
  • Hợp đồng thanh lý dựa trên thỏa thuận giữa các bên tham gia.
  • Chủ thể giao kết chết, hoặc pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại
  • Hợp đồng bị hủy bỏ hoặc bị đơn phương chấm dứt thực hiện. 
  • Đối tượng của hợp đồng không còn.
  • Hợp đồng chấm dứt do thay đổi về hoàn cảnh
  • Một số trường hợp khác theo quy định. 

3. Trình tự, thủ tục thanh lý hợp đồng

3.1. Thời điểm thanh lý hợp đồng

Các bên tham gia tự thỏa thuận về thời điểm thanh lý hợp đồng. Do đó, việc thanh lý có thể diễn ra ngay cả khi nghĩa vụ thực hiện hợp đồng chưa hoàn thành. 

thanh lý 4

3.2. Hình thức thanh lý hợp đồng

Thông thường, thanh lý hợp đồng được thể hiện dưới dạng Biên bản thanh lý hợp đồng, trong đó, ghi rõ nội dung thực hiện công việc của các bên giam gia và đảm bảo một số nội dung cơ bản sau đây:

  • Tên biên bản: Biên bản thanh lý hợp đồng
  • Căn cứ theo hợp đồng nào để 02 bên đi đến thống nhất thanh lý. 
  • Thời gian thanh lý hợp đồng
  • Thông tin các bên thực hiện thanh lý hợp đồng: Nơi đăng ký trụ sở chính, người đại diện, chức danh, MST…
  • Nội dung thanh lý hợp đồng:
  • Điều 1: Các bên đi đến thống nhất thanh lý hợp đồng số…

Mỗi bên tham gia đã thực hiện nghĩa vụ gì với bên còn lại.

Mỗi bên tham gia được hưởng những quyền lợi gì

Trường hợp còn nghĩa vụ nào chưa thực hiện đầy đủ, cần ghi rõ trong Biên bản thanh lý. 

  • Điều 2: Phương thức thanh toán và giá trị hợp đồng
  • Điều 3: Hiệu lực hợp đồng
  • Biên bản này được lập thành… bản, có giá trị pháp lý như nhau
  • Ký và ghi rõ họ tên của đại diện các bên, đóng dấu (nếu có).
  •  

thanh lý 4

thanh lý 5

Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng.

3.3. Thủ tục thanh lý hợp đồng

Việc thực hiện thanh lý hợp đồng được chia thành 02 trường hợp như sau:

  • Các bên thỏa thuận đồng ý chấm dứt, thanh lý hợp đồng

Sau khi đã hoàn thành hợp đồng, hoặc các bên không có nhu cầu tiếp tục thực hiện hợp đồng, 02 bên có thể thỏa thuận tiến tới thanh lý hợp đồng. Trường hợp này, thủ tục thanh lý đơn giản, không có sự ép buộc về nghĩa vụ báo cáo, hoặc đối soát công nợ với bên còn lại. 

Các bên tham gia sẽ thỏa thuận và soạn biên bản thanh lý rồi tiến hành ký kết biên bản. Sau khi thanh lý hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên sẽ thực hiện theo đúng biên bản thanh lý. 

  • Đơn phương hủy bỏ, chấm dứt hợp đồng

Trường hợp 01 trong các bên tham gia đơn phương chấm dứt hợp đồng, theo quy định, bên đơn phương chấm dứt cần lưu ý:

+ Gửi thông báo chấm dứt hợp đồng cho bên còn lại trước 15 ngày kể từ ngày thông báo chấm dứt. 

+ Trường hợp hủy bỏ, chấm dứt hợp đồng theo các trường hợp ngoài thỏa thuận thì căn cứ theo quy định tại Điều 424, 425, 426 Bộ luật Dân sự 2015 để thực hiện theo đúng pháp luật. 

Trên đây là một số thông tin về thanh lý hợp đồng, quy định về nguyên tắc thanh lý hợp đồng. Hy vọng bài viết đã cung cấp thông tin hữu ích cho quý độc giả.