Trang chủ Tin tức Hợp đồng thỏa thuận mua bán đất: Những rủi ro cần tránh

Hợp đồng thỏa thuận mua bán đất: Những rủi ro cần tránh

Bởi: icontract.com.vn - 25/11/2023 Lượt xem: 7905 Cỡ chữ tru cong

   Hợp đồng thỏa thuận mua bán đất là văn bản có tính pháp lý, ghi nhận quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong việc thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Trong quá trình ký kết hợp đồng, các bên tham gia cần lưu ý gì để tránh các rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

1. Các điều khoản quan trọng trong hợp đồng mua bán nhà đất

Bất động sản là tài sản có giá trị cao. Do đó, hợp đồng thỏa thuận mua bán đất cần được lập thành văn bản, công chứng đầy đủ với các thủ tục pháp lý rõ ràng. Hiện nay, chưa có quy định cụ thể về mẫu hợp đồng mua bán nhà đất, tuy nhiên, cần lưu ý một số nội dung điều khoản quan trọng sau trong hợp đồng:

Thứ 1: Nội dung hợp đồng

  • Bên A (Bên bán) đồng ý bằng văn bản bán cho bên B (Bên mua) mảnh đất tại … đường… phường (xã), quận (huyện, thị xã)..., tỉnh (thành phố).
  • Loại đất: Đất nông nghiệp/đất nhà ở
  • Diện tích:
  • Thông tin về nhà ở đi kèm (nếu có): Loại nhà, cấu trúc nhà, nền, mái, tường gạch, dịch tích khuôn viên, diện tích xây dựng, vị trí ngôi nhà…
  • Giấy tờ đi kèm
  • Thời điểm giao giấy tờ quyền sử dụng đất: Ngay sau khi hai bên ký hợp đồng công chứng và bên B thanh toán tiền mua đất. 

Thứ 2: Giá mua bán

Hai bên thỏa thuận giá mua bán và ghi rõ ràng trong hợp đồng bằng số và bằng chữ. 

điều khoản 1

Đảm bảo các điều khoản quan trọng trong nội dung hợp đồng.

 

Thứ ba: Tiền đặt cọc

  • Hai bên tự thỏa thuận về số tiền mà bên mua đặt cọc cho bên bán để đảm bảo sẽ mua đất, và phải được thể hiện trên hợp đồng đặt cọc (Ký ngày/tháng/năm). 
  • Số tiền đặt cọc này sẽ được trừ vào đợt thanh toán đầu tiên (trong trường hợp hai bên chia thành nhiều đợt thanh toán) hoặc trừ vào lần thanh toán còn lại. 
  • Sau khi đã nhận tiền đặt cọc, trường hợp bên bán không muốn bán đất nữa thì sẽ phải hoàn trả bên mua gấp đôi số tiền mà bên mua đã đặt cọc. Ngược lại, nếu bên mua đã đặt cọc và không thanh toán đúng hạn, không muốn mua đất thì sẽ bị mất số tiền đã đặt cọc đó. 

Thứ 4: Thời gian thanh toán và phương thức thanh toán:

  • Thời gian thanh toán (thanh toán toàn bộ hoặc chia thành nhiều đợt)
  • Hình thức thanh toán (chuyển khoản hoặc tiền mặt)
  • Lãi do thanh toán chậm: Nếu không thanh toán đúng hạn, bên mua sẽ phải trả thêm tiền lãi phát sinh theo mức lãi suất do Ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm thanh toán.

Thứ 5: Quyền và nghĩa vụ của các bên

Các bên cần thỏa thuận chi tiết các điều khoản trước, trong và sau khi thực hiện hợp đồng cũng như thời điểm chấm dứt hợp đồng. 

Thứ 6: Điều khoản khác

Trường hợp tranh chấp xảy ra, hai bên đồng ý thỏa thuận giải quyết dựa trên sự hợp tác cùng có lợi, nếu không thể tự giải quyết, các bên đồng ý đưa ra Tòa án có thẩm quyền để xét xử. Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày ký, phải được công chứng thành 05 bản, mỗi bên giữ 02 bản và 01 bản lưu tại Phòng công chứng. 

2. Rủi ro có thể gặp phải khi ký hợp đồng thỏa thuận mua bán đất

Khi ký hợp đồng thỏa thuận mua bán nhà đất, chủ thể có thể gặp một số rủi ro sau đây:

  • Rủi ro về pháp lý: Hợp đồng mua bán nhà đất nếu không được lập thành văn bản, công chứng, chứng thực bởi cơ quan chức năng có thẩm quyền thì sẽ không có giá trị pháp lý. Do đó, hợp đồng có thể bị vô hiệu theo quy định của pháp luật. 
  • Rủi ro về thông tin đất đai: Nếu bên bán cung cấp không chính xác và đầy đủ thông tin đất đai (vị trí, diện tích, mục đích sử dụng, tình trạng pháp lý) thì bên mua có thể bị thiệt hại. 
điều khoản 2

 

Ký hợp đồng mua bán nhà đất có thể gặp rủi ro gì?

  • Rủi ro về giá cả: Bên mua và bên bán cầm tham khảo giá trên thị trường để tránh bị mua (bán) với giá quá cao hoặc quá thấp. 
  • Rủi ro thanh toán: Bên mua cần thanh toán đủ tiền, đúng tiến độ theo thỏa thuận trong hợp đồng. Nếu bên mua không thanh toán đúng, đủ, bên bán có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng. 
  • Rủi ro về bàn giao giấy tờ đất: Sau khi đã nhận đủ tiền, bên bán có nghĩa vụ bàn giao sổ đỏ, giấy tờ liên quan cho bên mua. Trường hợp không bàn giao đúng hạn, bên mua có quyền yêu cầu bên bán bồi thường thiệt hại. 
  • Rủi ro về tranh chấp: Trong thời gian thực hiện hợp đồng, nếu phát sinh tranh chấp, các bên cần thỏa thuận giải quyết trên cơ sở hòa giải. Nếu không thể tự hòa giải, các bên có thể yêu cầu tòa án giải quyết. 

3. Lưu ý khi ký hợp đồng thỏa thuận mua bán đất

Để tránh gặp phải các rủi ro trên, các bên tham gia ký hợp đồng thỏa thuận mua bán đất cần lưu ý một điểm sau: 

  • Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ pháp lý về đất đai bao gồm: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy phép xây dựng (nếu có), sổ hộ khẩu...
  • Chọn đơn vị công chứng uy tín.
  • Soạn thảo và đọc thật kỹ hợp đồng trước khi ký để nắm rõ các điều khoản đã thỏa thuận. 

điều khoản 3

Lưu ý khi viết hợp đồng thỏa thuận mua bán đất. 

  • Tìm hiểu kỹ thông tin về đất đai: Bên mua cần tìm hiểu kỹ thông tin về mảnh đất bao gồm: vị trí, diện tích chính xác, mục đích sử dụng, tình trạng pháp lý, có đang bị tranh chấp hay không…
  • Thỏa thuận rõ ràng về giá cả và ghi chi tiết trong hợp đồng. 
  • Thỏa thuận rõ ràng về thời gian thanh toán: Thanh toán một lần hay thanh toán theo từng đợt. 
  • Thời gian bàn giao đất
  • Lưu ý, trường hợp còn bất kỳ điều gì thắc mắc, bên mua nên tham khảo ý kiến của luật sư để được tư vấn cụ thể hơn.

Trên đây là tổng hợp các rủi ro cần tránh khi ký hợp đồng thỏa thuận mua bán đất. Việc nắm rõ các rủi ro này sẽ giúp các bên tránh được những tranh chấp phát sinh không đáng có khi ký và thực hiện hợp đồng.