Trang chủ Tin tức Hợp đồng vô hiệu từng phần theo quy định pháp luật Việt Nam

Hợp đồng vô hiệu từng phần theo quy định pháp luật Việt Nam

Bởi: icontract.com.vn - 13/04/2023 Lượt xem: 4503 Cỡ chữ tru cong

   Hợp đồng vô hiệu từng phần là gì? Hợp đồng là một phần quan trọng trong thương mại hay dân sự, giúp đảm bảo quyền và lợi ích của các bên tham gia. Tuy nhiên, trong quá trình giao kết hợp đồng, các bên không lưu ý, tìm hiểu kỹ các quy định dẫn tới việc một phần nội dung của hợp đồng bị vô hiệu. Trong bài viết này, iContract sẽ tìm hiểu về hợp đồng vô hiệu từng phần cũng như cách giải quyết khi phát hiện hợp đồng vô hiệu, mời Quý bạn đọc cùng tham khảo! 

hợp đồng vô hiệu 1

Hợp đồng vô hiệu từng phần theo quy định của Bộ luật Dân sự.

1. Hợp đồng vô hiệu là gì? Phân loại hợp đồng vô hiệu

Để tìm hiểu về hợp đồng vô hiệu từng phần là gì, trước tiên hãy cùng tìm hiểu hợp đồng vô hiệu là gì cũng như cách phân loại hợp đồng vô hiệu.

1.1. Hợp đồng vô hiệu là gì?

Hợp đồng vô hiệu là những hợp đồng không đáp ứng được những điều kiện có hiệu lực do pháp luật quy định nên không có giá trị pháp lý, không làm làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên. Tùy theo tính chất của điều kiện bị vi phạm mà hợp đồng có thể đương nhiên vô hiệu hoặc cần phải được Tòa án xem xét theo thủ tục tư pháp trước khi tuyên bố hợp đồng vô hiệu.

Căn cứ theo quy định tại Điều 122, Bộ luật dân sự 2015 thì hợp đồng không có một trong các điều kiện sau thì vô hiệu:

i) Chủ thể không có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

ii) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự không hoàn toàn tự nguyện;

iii) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội;

iv) Hình thức của hợp đồng không tuân thủ quy định của pháp luật trong trường hợp luật đã quy định hình thức là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng.

Ngoài ra, hợp đồng vô hiệu do những nguyên nhân khác. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự vô hiệu của hợp đồng, trong đó có cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Vì vậy, khi ký hợp đồng các bên cần lưu ý thực hiện đầy đủ các điều kiện nêu trên để hợp đồng có hiệu lực.

1.2. Phân loại hợp đồng vô hiệu

hợp đồng vô hiệu 2

Phân loại hợp đồng vô hiệu

Trên thực tế, để xác định phương thức xử lý hậu quả của hợp đồng vô hiệu, xác định căn cứ và cách thức, thủ tục để hủy bỏ hợp đồng vô hiệu, khoa học pháp lý thường phân loại các trường hợp hợp đồng vô hiệu, dựa vào những nhóm tiêu chí khác nhau như:

  • Căn cứ vào thủ tục thủ tục tố tụng tuyên bố hợp đồng vô hiệu, hợp đồng vô hiệu được phân loại thành: hợp đồng vô hiệu tuyệt đối và hợp đồng vô hiệu tương đối.
  • Căn cứ vào phạm vi (phần nội dung) bị vô hiệu, hợp đồng vô hiệu được phân loại thành: hợp đồng vô hiệu toàn bộ và hợp đồng vô hiệu từng phần.
  • Căn cứ vào điều kiện có hiệu lực của hợp đồng (ví dụ: hợp đồng vô hiệu do người tham gia là cá nhân không có năng lực hành vi dân sự)
  • Căn cứ vào phạm vi đại diện của người đại diện: hợp đồng vô hiệu do người đại diện vượt quá phạm vi đại diện và Hợp đồng vô hiệu do người giao kết không có quyền đại diện)

2. Quy định về hợp đồng vô hiệu từng phần

Bộ luật Dân sự 2015 không có quy định cụ thể về hợp đồng vô hiệu từng phần mà chỉ có quy định chung về giao dịch dân sự vô hiệu từng phần. Quy định này hoàn toàn có thể áp dụng để xác định hợp đồng vô hiệu từng phần vì hợp đồng là một loại giao dịch dân sự. Cụ thể, Điều 130, Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

“Giao dịch dân sự vô hiệu từng phần khi một phần nội dung của giao dịch dân sự vô hiệu nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của phần còn lại của giao dịch”.

Căn cứ để xác định hợp đồng vô hiệu toàn bộ hay vô hiệu từng phần phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng của phần hợp đồng vô hiệu đến những phần còn lại. Việc xác định phần nào của hợp đồng bị vô hiệu vẫn phải dựa trên việc xem xét phần đó có vi phạm các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng hay không.

Thường thì các điều khoản tồn tại độc lập với các điều khoản khác trong hợp đồng, thì chỉ những điều khoản đó bị vô hiệu mà không làm ảnh hưởng gì đến các điều khoản khác của hợp đồng (thường thuộc nhóm điều khoản thông thường hoặc điều khoản tùy nghi). Hợp đồng cũng được coi là hợp đồng bị vô hiệu một phần nếu chỉ một phần của điều khoản nào đó bị vô hiệu.

hợp đồng vô hiệu 3

Phần nội dung bị vô hiệu không ảnh hưởng đến phần còn lại hợp đồng.

Ví dụ: Điều khoản lãi suất trong hợp đồng vay tài sản vượt quá mức lãi suất tối đa được pháp luật cho phép, thì chỉ phần mức lãi suất vượt quá đó vô hiệu, phần còn lại của điều khoản phạt và các điều khoản khác của hợp đồng thương mại vẫn có thể có hiệu lực theo nguyên tắc chung.

Một hợp vô hiệu toàn bộ thì không làm phát sinh bất kỳ quyền và nghĩa vụ nào của các bên kể từ khi hợp đồng được xác lập. Còn hợp đồng vô hiệu từng phần, thì ngoài phần vô hiệu không được áp dụng, các phần còn lại vẫn có giá trị thi hành, nên các bên vẫn phải tiếp tục thi hành hợp đồng trong phạm vi phần hợp đồng vẫn còn hiệu lực. 

3. Cần làm gì khi phát hiện hợp đồng vô hiệu

Hiện nay, thẩm quyền xem xét và tuyên bố hợp đồng vô hiệu thuộc về Tòa án. Vậy các bên cần làm gì khi phát hiện ra hợp đồng vô hiệu?

  • Đối với bên mong muốn, yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu

Khi phát hiện ra hợp đồng vô hiệu, bên mong muốn, yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu phải thông báo với bên kia và đồng thời thực hiện các khiếu nại, sau đó yêu cầu Tòa án có thẩm quyền tuyên bố hợp đồng vô hiệu. 

  • Đối với bên bị yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu

Khi nhận được thông báo hay khiếu nại của bên kia về hợp đồng vô hiệu, bên bị yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu phải cung cấp các minh chứng nếu có hoặc nếu có thể thu thập được để chứng minh hợp đồng không vô hiệu.

Ngoài ra, các bên cần trong hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu cần phải lưu ý là phải lưu giữ các chứng cứ cần thiết để yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại từ bên có lỗi.

Qua bài viết trên hy vọng sẽ cung cấp nhiều thông tin hữu ích đến bạn đọc. Bên cạnh đó, để được tư vấn thêm về phần mềm ký kết hợp đồng điện tử iContract, vui lòng liên hệ qua thông tin dưới đây: 

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://icontract.com.vn/