Trang chủ Tin tức Vi phạm hợp đồng thương mại và các chế tài được áp dụng xử lý

Vi phạm hợp đồng thương mại và các chế tài được áp dụng xử lý

Bởi: icontract.com.vn - 07/11/2022 Lượt xem: 7558 Cỡ chữ tru cong

   Trong quá trình hội nhập, ngày càng nhiều hợp đồng thương mại được ký kết. Vi phạm hợp đồng thương mại và hậu quả pháp lý của việc vi phạm hợp đồng thương mại được đặc biệt quan tâm. Dưới đây là những điều doanh nghiệp, và các thương nhân cần đặc biệt lưu ý để tránh những hậu quả đáng tiếc gây thiệt hại về tài chính.

vi phạm hợp đồng 1

Vi phạm hợp đồng thương mại và các chế tài được áp dụng để xử lý vi phạm.

1. Vi phạm hợp đồng thương mại là gì

Hợp đồng thương mại là một trong những loại hợp đồng dân sự phổ biến nhất hiện nay. Hợp đồng thương mại được sử dụng thường xuyên trong các giao dịch mua bán hay trao đổi lợi ích.

1.1 Khái niệm hợp đồng thương mại

Có thể hiểu hợp đồng thương mại là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự mà trong đó ít nhất một bên tham gia là thương nhân thực hiện một hoặc các hoạt động thương mại có mục đích sinh lợi.

Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác (theo quy định tại Khoản 1, Điều 3, Luật Thương Mại 2005).

1.2 Vi phạm hợp đồng thương mại là gì?

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 351, Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

“Vi phạm nghĩa vụ là việc bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung nghĩa vụ”,

Theo Khoản 12, Điều 3, Luật Thương mại 2005 quy định:

“Vi phạm hợp đồng là một bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thỏa thuận giữa các bên hoặc theo quy định của luật này”.

Từ cách hiểu về hợp đồng thương mại và các định nghĩa về vi phạm hợp đồng, vi phạm nghĩa vụ hợp đồng có thể hiểu vi phạm hợp đồng thương mại là việc một bên hoặc các bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo các quy định của pháp luật.

Trong quá trình thực hiện hợp đồng thương mại các bên có thể vi phạm một hoặc nhiều nghĩa vụ trong hợp đồng. Các vi phạm có thể là khách quan hoặc chủ quan tuy nhiên đa số đề sẽ gây ra những tranh chấp và thiệt hại cho các bên tham gia hợp đồng.

2. Nguyên nhân dẫn đến vi phạm hợp đồng thương mại

Trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến vi phạm hợp đồng thương mại. có thể chia nguyên nhân vi phạm hợp đồng thương mại thành 2 nhóm: hành vi vi phạm do chủ thể hợp đồng và do hành vi vi phạm các quy định của pháp luật khi ký kết thực hiện hợp đồng.

vi phạm 22

Nguyên nhân dẫn đến vi phạm hợp đồng thương mại.

2.1 Nguyên nhân đến từ chủ thể hợp đồng

Các hành vi vi phạm đến từ chủ thể hợp đồng có thể là:

  • Không thực hiện hợp đồng như đã thỏa thuận hoặc chấm dứt hợp đồng mà không giải thích rõ lý do (hợp đồng chưa được bên nào thực hiện hoặc 1 trong các bên đã thực hiện được 1 phần công việc).
  • Một bên không thực hiện đúng, đầy đủ các thỏa thuận ghi trong hợp đồng (mặc dù có thực hiện hợp đồng).
  • Đã hưởng các quyền lợi từ hợp đồng nhưng không chịu thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình đã giao kết.

Khi có các hành vi vi phạm hợp đồng bên vi phạm sẽ phải bồi thường, gây thiệt hại hoặc có thể phải chịu trách nhiệm pháp lý, do đó cần phải đặc biệt lưu ý.

2.2 Nguyên nhân do vi phạm các quy định của pháp luật khi ký kết, thực hiện hợp đồng

Các nguyên nhân do vi phạm các quy định của pháp luật khi ký kết thực hiện hợp đồng thường phát hiện sau khi một hoặc các bên đã thực hiện nghĩa nghĩa vụ hợp đồng của mình. Các hành vi đó thường là:

  • Chủ thể không có tư cách pháp nhân để giao kết hợp đồng
  • Không tuân thủ hình thức hợp đồng đã được pháp luật quy định
  • Không thực hiện công chứng/ chứng thực đối với một số loại hợp đồng theo quy định.
  • Ép buộc một trong các bên phải ký hợp đồng
  • Các đối tượng của hợp đồng bị cấm ví dụ như vận chuyển động vật quý hiếm, mua bán các loại thuốc bị cấm…

Khi giao kết hợp đồng các bên tham gia cần chú ý nắm rõ vi phạm hợp đồng là gì và các nhóm hành vi dẫn đến vi phạm hợp đồng để tránh rủi ro. Trường hợp mắc phải vi phạm hợp đồng dẫn đến tranh chấp sẽ xử lý theo quy định của pháp luật.

3. Các chế tài được áp dụng khi vi phạm hợp đồng thương mại

Chế tài được áp dụng khi vi phạm hợp đồng thương mại là các biện pháp bảo đảm hiệu lực của hợp đồng, bảo vệ lợi ích chính của bên bị vi phạm, đồng thời là công cụ để cơ quan tài phán giải quyết tranh chấp.

vi phạm 33

Doanh nghiệp sử dụng phần mềm ký hợp đồng điện tử icontract hạn chế vi phạm hợp đồng thương mại.

Có rất nhiều các chế tài được áp dụng khi vi phạm hợp đồng thương mại, các chế tài này có thể được thỏa thuận ngay trong nội dung của hợp đồng. Căn cứ theo quy định tại Điều 292, Bộ Luật thương mại quy định về các loại chế tài trong thương mại gồm có:

  • Buộc thực hiện đúng hợp đồng.
  • Tạm ngừng thực hiện hợp đồng.
  • Đình chỉ thực hiện hợp đồng.
  • Phạt vi phạm.
  • Buộc bồi thường thiệt hại.
  • Huỷ bỏ hợp đồng.
  • Các biện pháp khác do các bên thỏa thuận (không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc tế).

Nếu các chế tài không được thỏa thuận trong nội dung của hợp đồng thì sẽ căn cứ vào từng trường hợp cụ thể mà các bên sẽ cùng thỏa thuận áp dụng hoặc đơn phương áp dụng. Việc áp dụng các chế tài sẽ giúp các bên thực hiện nghiêm túc các nghĩa vụ của mình dưới sự đảm bảo của Pháp luật bên vi phạm phải chịu hậu quả do chính hành vi của họ gây ra.

Hiện nay, khi các doanh nghiệp áp dụng phần mềm ký hợp đồng điện tử thì vi phạm hợp đồng thương mại do vi phạm các quy định của pháp luật khi ký kết thực hiện hợp đồng đã giảm đáng kể. Nhờ chức năng đưa ra các hợp đồng mẫu, ký số, xác thực chữ ký điện tử tính pháp lý được đảm bảo ở mức cao. Bên cạnh đó các chức năng phân loại hợp đồng, tìm kiếm hợp đồng, lưu trữ thông qua hợp đồng điện tử cũng được thực hiện nhanh chóng, tiết kiệm chi phí mang hiệu quả cao cho người sử dụng.

Để đảm bảo hạn chế tối đa các vi phạm hợp đồng thương mại và gây thiệt hại cho các bên tham gia khi ký hợp đồng thương mại các bên cần nắm rõ luật hợp đồng và luật giao dịch điện tử nếu ký hợp đồng điện tử. Trường hợp vi phạm nghĩa vụ hợp đồng do bên còn lại không cung cấp đủ các phương tiện, thông tin như thỏa thuận sẽ không bị xử phạt.