Trang chủ Tin tức Hướng dẫn soạn mẫu dự thảo hợp đồng đúng chuẩn nhất 2024

Hướng dẫn soạn mẫu dự thảo hợp đồng đúng chuẩn nhất 2024

Bởi: icontract.com.vn - 24/04/2024 Lượt xem: 216 Cỡ chữ tru cong

   Trước khi chính thức bước vào ký kết hợp đồng, dự thảo hợp đồng là văn bản quan trọng không thể thiếu để phác thảo những khoản mục quan trọng nhất. Dự thảo hợp đồng được xây dựng dựa trên tiêu chí bình đẳng, tôn trọng pháp luật. Vậy mẫu dự thảo hợp đồng có những nội dung nào? Các quy định về dự thảo hợp đồng dưới đây sẽ giúp các bên lập được mẫu dự thảo hợp đồng phù hợp.

1. Mục đích của mẫu dự thảo hợp đồng

mẫu dự thảo 1

Dự thảo hợp đồng đảm bảo cho hợp đồng được ký kết chắc chắn.

Dự thảo hợp đồng là văn bản quan trọng trước khi tiến hành ký kết hợp đồng và luôn kèm theo biên bản thương thảo hợp đồng, nhằm mục đích:

  • Dự thảo hợp đồng ghi lại những mong muốn, yêu cầu của các bên lên giấy tờ, mục đích tạo ra một bản kế hoạch đàm phán.
  • Dự thảo hợp đồng giúp việc ký kết hợp đồng được thuận lợi hơn, tạo nền tảng cho việc ký kết hợp đồng.
  • Đảm bảo việc ký kết hợp đồng được diễn ra chắc chắn, tránh việc hai bên có thay đổi đến giờ chót trước khi ký hợp đồng.
  • Dự thảo hợp đồng ghi lại quyền và nghĩa vụ của các bên đã thỏa thuận, đảm bảo quyền lợi của các bên sẽ được thể hiện đúng trong hợp đồng.
  • Đảm bảo tính chặt chẽ trong nội dung của hợp đồng.
  • Khi có dự thảo hợp đồng tốt coi như đã đạt 50% công việc đàm phán và ký kết hợp đồng.

2. Hướng dẫn lập mẫu dự thảo hợp đồng

mẫu dự thảo 2

Lưu ý khi lập mẫu dự thảo hợp đồng.

Để soạn thảo dự thảo hợp đồng, các bên cần nắm vững một số vấn đề sau:

a) Xác định loại dự thảo hợp đồng 

Để phác thảo dự thảo hợp đồng, các bên cần xác định loại hợp đồng để xây dựng các nội dung tương ứng. Có các loại hợp đồng phổ biến sau:

Tương ứng với mỗi loại hợp đồng, pháp luật có quy định khác nhau. Người lập dự thảo cần đảm bảo nội dung giao dịch phải tuân thủ pháp luật, không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội. Đảm bảo các tiêu chí này, các điều khoản trong hợp đồng sẽ là những quy tắc bắt buộc chung, đảm bảo cho hợp đồng có hiệu lực.

b) Nội dung của dự thảo hợp đồng

Tùy theo từng loại hợp đồng mà nội dung của dự thảo hợp đồng sẽ khác nhau. Một số lưu ý khi xây dựng nội dung dự thảo hợp đồng như sau:

  • Căn cứ để ký kết hợp đồng.
  • Điều khoản về đối tượng của hợp đồng.
  • Điều kiện về hiệu lực của hợp đồng.
  • Các điều khoản thể hiện giá cả.
  • Thông tin thanh toán hợp đồng: Hình thức thanh toán, thời hạn thanh toán.
  • Điều khoản về xử lý vi phạm hợp đồng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
  • Điều khoản về quyền, nghĩa vụ và  trách nhiệm của các bên.
  • Điều khoản giải quyết tramôinh chấp.
  • Điều khoản về trường hợp bất khả kháng.
  • Điều khoản về các thỏa thuận chung số lượng các bản hợp đồng, hiệu lực của hợp đồng,..

c) Dự thảo hợp đồng có phải đóng dấu không?

mẫu hợp đồng dự thảo 3

Dự thảo hợp đồng chỉ cần đóng dấu treo của chủ đầu tư.

Dự thảo hợp đồng tương đương với một bản phụ lục đi kèm biên bản thương thảo. Vì vậy, dự thảo hợp đồng chỉ cần đóng dấu treo của chủ đầu tư, không nhất thiết phải ký tên, đóng dấu của các bên mà chỉ cần xác nhận trên bản thương thảo.

d) Gửi dự thảo hợp đồng cho các bên

Đây là bước cuối cùng để hoàn thành soạn thảo dự thảo hợp đồng. Người soạn thảo dự thảo hợp đồng sẽ gửi dự thảo cho các bên thông qua email để xác nhận. Nếu có ý kiến hoặc vấn đề phát sinh, người soạn thảo tiếp nhận và chỉnh sửa bổ sung để dự thảo được đầy đủ, chi tiết. Khi nào bản dự thảo được các bên chấp nhận, không còn bất kỳ vấn đề nào thì bản dự thảo hoàn thiện, các bên chuẩn bị ký kết hợp đồng chính thức.

3. Mẫu dự thảo hợp đồng

 mẫu hợp đồng 4

mẫu dự thảo hợp đồng 7

mẫu dự thảo 7

mẫu hợp đồng 9

Mẫu dự thảo hợp đồng phổ biến doanh nghiệp có thể tham khảo như trên đây bao gồm các mục chính sau:

  • Căn cứ của dự thảo hợp đồng: Căn cứ theo hợp đồng số…, căn cứ theo các văn bản pháp lý.
  • Thông tin các bên ký kết hợp đồng: Tên, địa chỉ, mã số thuế,...
  • Các điều khoản chính:
  • Điều 1: Đối tượng hợp đồng.
  • Điều 2: Thành phần hợp đồng.
  • Điều 3, Điều 4: Trách nhiệm của hai bên.
  • Điều 5: Giá và phương thức thanh toán.
  • Điều 6: Hình thức hợp đồng.
  • Điều 7: Thời gian thực hiện hợp đồng.
  • Điều 8: Hiệu chỉnh, bổ sung hợp đồng.
  • Điều 9: Bảo đảm thực hiện hợp đồng.
  • Điều 10: Chấm dứt hợp đồng.
  • Điều 11: Tính hợp lệ của hàng hóa.
  • Điều 12: Cung cấp, vận chuyển, kiểm tra và thử nghiệm hàng hóa.
  • Điều 13: Bản quyền và bảo hiểm hàng hóa.
  • Điều 14: Bảo hành.
  • Điều 15: Giải quyết tranh chấp,
  • Điều 16: Hiệu lực của hợp đồng.
  • Phần ký tên của đại diện hợp pháp các bên.

Trên đây là Mẫu dự thảo hợp đồng mới nhất 2024. Không có biểu mẫu cụ thể cho tất cả các dự thảo hợp đồng, tuy nhiên người soạn thảo có thể căn cứ vào các nội dung trên để phác thảo dự thảo hợp đồng đầy đủ, chi tiết, hỗ trợ cho việc ký kết hợp đồng được thuận lợi.