Dự thảo hợp đồng là gì? Hướng dẫn soạn mẫu dự thảo đúng chuẩn
Dự thảo hợp đồng là văn bản quan trọng trong quá trình thương lượng, đàm phán, ký kết hợp đồng của doanh nghiệp. Dự thảo hợp đồng thường được dùng để ghi lại nội dung của toàn bộ cuộc họp, giúp doanh nghiệp văn bản hóa những nội dung đã thống nhất bằng lời nói trong cuộc họp. Dưới đây là hướng dẫn cách soạn thảo dự thảo hợp đồng đúng chuẩn.
1. Dự thảo hợp đồng là gì?
Dự thảo hợp đồng là văn bản do các bên tự thỏa thuận và thống nhất với nhau, bao gồm các điều khoản và công việc cần thực hiện, thời gian thực hiện và chất lượng công việc.
Thông thường, bản dự thảo hợp đồng sẽ được các bên thống nhất trước khi đàm phán, nhằm giúp doanh nghiệp văn bản hóa những điều muốn thực hiện trong hợp đồng. Trong một vài trường hợp, bản dự thảo hợp đồng sẽ được xây dựng ngay sau khi các bên đàm phán để thống nhất lại nội dung đã thỏa thuận trong cuộc họp.
Dự thảo hợp đồng là văn bản quan trọng trước khi ký kết hợp đồng.
Ngoài ra, việc soạn dự thảo hợp đồng còn giúp đảm bảo tính chặt chẽ của hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện hợp đồng.
2. Soạn dự thảo hợp đồng để làm gì?
Soạn dự thảo hợp đồng là một bước quan trọng trong quá trình ký kết hợp đồng. Dự thảo hợp đồng giúp ghi nhận quyền và nghĩa vụ đã được hai bên thỏa thuận và đảm bảo tính chặt chẽ của hợp đồng. Cụ thể, mục đích của việc soạn dự thảo hợp đồng như sau:
- Ghi nhận quyền và nghĩa vụ đã được thỏa thuận của hai bên
Thông thường, trong bản dự thảo hợp đồng bao gồm các nội dung sau đây:
Dự thảo hợp đồng giúp ghi nhận quyền và nghĩa vụ của các bên.
- Đảm bảo hợp đồng chặt chẽ
Có thể coi dự thảo hợp đồng như một phụ lục của biên bản thương thảo hợp đồng. Do đó, việc soạn thảo bản dự thảo hợp đồng sẽ giúp hợp đồng chính thức chặt chẽ hơn. Ngoài ra, đây cũng là căn cứ để giải quyết các tranh chấp phát sinh sau này trong quá trình thực hiện hợp đồng. Do đó, các bên cần thỏa thuận kỹ càng điều khoản trước khi chính thức soạn thảo hợp đồng.
Ngoài ra, soạn dự thảo hợp đồng còn có một số lợi ích khác như: Giúp các bên tham gia đánh giá mức độ rủi ro của hợp đồng, chuẩn bị tài liệu cần thiết cho việc ký kết hợp đồng, hiểu rõ hơn về quyền và nghĩa vụ của mình trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Vì vậy, cần soạn thảo hợp đồng một cách cẩn thận và chính xác, đảm bảo tuân thủ theo quy định của pháp luật hiện hành. Ngoài ra, trong một số trường hợp quan trọng, nên tham khảo ý kiến chuyên gia hoặc luật sư để đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia.
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu dự thảo hợp đồng đúng chuẩn
Để soạn thảo dự thảo hợp đồng theo đúng quy định pháp luật, các doanh nghiệp cần thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Xác định chính xác loại hợp đồng
Sau khi tìm hiểu và thỏa thuận về nội dung giao dịch giữa hai bên, người soạn thảo cần xác định loại hợp đồng để chuẩn bị soạn dự thảo hợp đồng. Ví dụ: hợp đồng dân sự, kinh doanh thương mại, hợp đồng lao động…
Bước 2: Tìm hiểu thông tin về các điều khoản quy định trong hợp đồng.
Sau khi đã xác định được loại hợp đồng ký kết, người soạn thảo cần tìm hiểu kỹ các thông tin về điều khoản hợp đồng theo loại hợp đồng đã xác định ở trên. Ví dụ: Bộ luật dân sự cho hợp đồng dân sự, luật thương mại cho hợp đồng thương mại. Ngoài ra, có thể tham khảo các mẫu dự thảo hợp đồng có sẵn trên mạng internet hoặc ý kiến của luật sư.
Hướng dẫn các bước soạn dự thảo hợp đồng theo đúng quy định.
Bước 3: Soạn thảo văn bản dự thảo hợp đồng
Dựa trên các thông tin sẵn có, người soạn dự thảo hợp đồng có thể tham khảo các mẫu dự thảo hợp đồng có sẵn liên quan đến giao dịch, sau đó chỉnh sửa, bổ sung theo yêu cầu. Việc này giúp các doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và công sức.
Lưu ý: Cần đảm bảo các nội dung bắt buộc có trong bản dự thảo hợp đồng như: Thông tin các bên tham gia hợp đồng, mục đích và phạm vi của hợp đồng, điều khoản hợp đồng, quy định về việc giải quyết tranh chấp, chữ ký của các bên tham gia hợp đồng.
Bước 4: Gửi bản dự thảo hợp đồng cho các bên liên quan
Đây là bước cuối cùng để hoàn thành bản dự thảo hợp đồng. Người soạn thảo có thể gửi bản dự thảo cho các bên liên quan bằng email hoặc gửi trực tiếp qua đường bưu điện, miễn là các bên liên quan có thể xem xét lại tính chính xác của dự thảo hợp đồng.
Sau khi các bên đã xem xét, nếu có bất kỳ vấn đề nào thì người soạn dự thảo cần tiếp nhận để chỉnh sửa bổ sung lại cho hợp lý. Dự thảo hợp đồng được chấp nhận mà không có bất kỳ ý kiến nào khác thì người soạn thảo có thể tiến hành làm hợp đồng chính thức.
4. Một số câu hỏi thường gặp khi soạn dự thảo hợp đồng
Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp khi soạn mẫu dự thảo hợp đồng và cách giải quyết
- Có cần ký đóng dấu lên bản dự thảo hợp đồng không?
Không cần ký đóng dấu lên dự thảo hợp đồng. Chỉ cần ký trên biên bản thương thảo hợp đồng.
- Dự thảo hợp đồng và hợp đồng mẫu có giống nhau không?
Dự thảo hợp đồng khác với hợp đồng mẫu. Dự thảo hợp đồng là văn bản có các điều khoản của hợp đồng nhưng chưa ký. Trong khi đó, hợp đồng mẫu là văn bản có điều khoản do các bên trao đổi chi tiết hơn khi đã thương lượng xong điều khoản chính.
Trên đây là một số thông tin về dự thảo hợp đồng. Dự thảo hợp đồng là một văn bản quan trọng đóng vai trò thiết yếu trong việc đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia. Hy vọng bài viết đã cung cấp thông tin hữu ích cho quý độc giả.