Trang chủ Tin tức Mẫu hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng thông dụng 2024

Mẫu hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng thông dụng 2024

Bởi: icontract.com.vn - 20/11/2023 Lượt xem: 11148 Cỡ chữ tru cong

   Hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng là văn bản quan trọng trong các giao dịch xây dựng. Đặc biệt, khi mua bán với số lượng lớn, giá trị cao thì việc tạo lập hợp đồng là điều rất cần thiết. Theo đó, bản hợp đồng sẽ quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của các bên để đảm bảo việc giao dịch diễn ra thuận lợi, đảm bảo tính pháp lý. 

1. Hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng là gì?

Hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng là văn bản pháp lý để trao đổi, mua bán các loại vật liệu dùng trong xây dựng, quy định quyền lợi và trách nhiệm của các bên tham gia, tránh tình trạng tranh chấp, mâu thuẫn xảy ra khi thực hiện mua bán. 

Hiện nay, các công trình thường sử dụng vật liệu xây dựng như: xi măng, sắt thép, cát, gạch, thạch cao, nhựa, sỏi đá… Mỗi loại vật liệu xây dựng được phân thành nhiều loại khác nhau, với mức giá khác nhau, do đó, trong hợp đồng cần quy định cụ thể mẫu mã, chủng loại, khối lượng của từng loại vật liệu. 

 
vật liệu 1

Vật liệu xây dựng không thể thiếu trong công trình xây dựng. 

Hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng (hợp đồng cung cấp vật liệu xây dựng) như một văn bản cam kết các bên tham gia sẽ thực hiện đúng nội dung đã ký kết. 

2. Nội dung cần có trong hợp đồng cung cấp vật liệu xây dựng

Hiện nay, không có quy định cụ thể về mẫu hợp đồng mua bán vật liệu vật tư bắt buộc, tuy nhiên, thông thường hợp đồng cần đảm bảo các nội dung sau:

  • Thông tin cá nhân về các bên giao dịch: Tên công ty (người đại diện), địa chỉ, mã số thuế, FAX, điện thoại…
  • Thông tin hàng hóa
  • Chi phí, phương thức giao hàng, địa điểm giao hàng
  • Thời gian thanh toán (thanh toán toàn bộ/thanh toán từng lần)
  • Trách nhiệm của bên mua và bên bán
  • Các điều khoản khác: Bảo hành, đổi trả, hủy hợp đồng, bồi thường hợp đồng, trường hợp bất khả kháng.
vật liệu 2

Các nội dung cần có trong bản hợp đồng xây dựng.

3. Mẫu hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng thông dụng nhất

Dưới đây là mẫu hợp đồng cung cấp vật liệu xây dựng thường được các doanh nghiệp, cá nhân sử dụng.



 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

HỢP ĐỒNG MUA BÁN VẬT LIỆU XÂY DỰNG

Số:………

Căn cứ Bộ Luật Dân sự số 91/2015/QH13 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 24/11/2015;

Căn cứ vào nhu cầu và khả năng của hai bên.

Hôm nay, ngày… tháng …năm  2023, tại:………………………Chúng tôi gồm có:

Bên A:

Tên cửa hàng:…………………………

Địa chỉ:………………………………           

Điện thoại:……………………………            

Số tài khoản: ………………………          

Mã số thuế: ……………………………

Người đại diện:………………………             

Chức vụ: ………………………………         

Bên B:

Ông (Bà):………………………………            

Địa chỉ …………………………………

Điện thoại: ……………………………

Hai bên thống nhất ký kết Hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng với nội dung như sau:

Điều 1:

Nội dung giao dịch bao gồm việc mua và bán vật liệu xây dựng gồm xi măng, sắt, thép.

Điều 2. Trách nhiệm và nghĩa vụ bên A

- Bảo đảm cung cấp đầy đủ và kịp thời xi măng, sắt, thép cho bên B theo đúng đơn giá và số lượng đã công bố.

- Vận chuyển hàng hóa bảo đảm và an toàn đến giao tận địa chỉ đã đăng ký của bên B.

Điều 3. Trách nhiệm và nghĩa vụ của bên B.

- Kiểm tra số lượng, chủng loại, chất lượng và bốc xếp hàng hóa từ phương tiện chuyên chở vào cửa hàng.

- Thanh toán đầy đủ và đúng thời gian theo quy định trong hợp đồng này. 

Điều 4. Phương thức thanh toán

Bên B thanh toán cho bên A chậm nhất là….. ngày sau khi nhận đủ hàng.

Bên B chủ động gặp bên A để hoàn thành việc thanh toán.

Điều 5. Hiệu lực của hợp đồng.

Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày … tháng… năm 2023 đến hết ngày … tháng … năm 2023. Trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng, nếu có điểm nào chưa phù hợp thì hai bên sẽ bàn bạc để đi đến thống nhất cách giải quyết. Những nội dung thay đổi sẽ được ghi lại trong bản "Phụ lục hợp đồng". "Phụ lục hợp đồng" có giá trị như hợp đồng chính thức.

Hợp đồng này được lập thành 04 bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 02 bản.

Đại diện bên A                                                   Đại diện bên B

 

4. Lưu ý khi ký hợp đồng mua bán vật liệu

Trên thực tế, pháp luật quy định quyền tự do thỏa thuận về các điều khoản trong hợp đồng, nhưng các bên cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Về nội dung và hình thức hợp đồng
  • Nội dung: Hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng cần tuân thủ theo đúng quy định pháp luật, không mua bán vật liệu trái phép. Các điều khoản trong hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên trên tinh thần tự nguyện, rõ ràng.
  • Hình thức: Hợp đồng cần được lập thành văn bản, không được tẩy xóa, rách bẩn…
  • Đọc kỹ các điều khoản trước khi ký kết để tránh tình trạng phạt vi phạm hợp đồng vì không đáp ứng đủ yêu cầu về số lượng, chất lượng hoặc thời gian thanh toán đúng hạn.
vật liệu 3

Lưu ý gì khi ký kết hợp đồng?

  • Trong điều khoản của hợp đồng cần quy định cụ thể chi phí vận chuyển và các loại chi phí khác để tránh tình trạng tranh chấp có thể xảy ra sau này. 
  •  Bên cung cấp cần đảm bảo chất lượng sản phẩm: Chất lượng là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình. Do đó, dù với quy mô lớn hay nhỏ, bên mua cần quan tâm đến chất lượng hàng hóa, đối chiếu kỹ càng với quy định pháp luật chuyên ngành. 
  • Điều khoản quyền hủy bỏ hợp đồng: Bên mua có quyền hủy hợp đồng nếu bên bán vi phạm điều khoản giao hàng như: giao thiếu số lượng, giao hàng nhiều lần, giao hàng không đúng chủng loại. Ngoài ra, trường hợp bên bán giao hàng không đồng bộ, sai yêu cầu theo hợp đồng thì bên mua còn có quyền yêu cầu bên bán bồi thường thiệt hại, phạt vi phạm hợp đồng. 

Trên đây là một số quy định về hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng. Hy vọng bài viết đã cung cấp nhiều kiến thức hữu ích để việc ký kết hợp đồng được diễn ra thuận lợi và các bên đảm bảo quyền lợi cho mình.