Phân biệt hợp đồng liên doanh và hợp đồng liên danh chuẩn nhất
Hợp đồng liên doanh và hợp đồng liên danh là hai loại hợp đồng thường gặp trong quan hệ kinh doanh. Do cách viết gần giống nhau nên hai loại hợp đồng này thường bị nhầm lẫn. Vậy cách đơn giản nhất để phân biệt hai loại hợp đồng này như thế nào?
1. Thế nào là hợp đồng liên danh?
Hợp đồng liên danh là văn bản được ký kết giữa hai hoặc nhiều bên để liên kết (hợp tác) với nhau. Hợp đồng liên danh thường được dùng trong lĩnh vực đấu thầu nhằm thực hiện một dự án với bên thứ ba.
Hợp đồng liên danh là gì?
Trong hợp đồng liên danh, các bên liên danh sẽ đứng chung ở bên dự thầu để thực hiện công việc vì mục tiêu chung. Bên còn lại sẽ là đối tác thực hiện công việc của họ. Từ đó, hợp đồng có giá trị ràng buộc chủ thể cùng đứng ở bên dự thầu.
Hợp đồng liên danh có đặc điểm sau:
- Không hình thành nên tư cách pháp nhân mới: Bản chất của hợp đồng liên danh chỉ xác định sự hợp tác, thực hiện công việc chung mà các bên xác định được lợi ích tốt nhất của họ.
- Người đại diện liên danh có thể là một hoặc nhiều thành viên trong liên danh.
- Các điều khoản trong hợp đồng liên danh phải bao gồm: tỷ lệ góp vốn, phương thức hạch toán, quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia liên danh. Các bên nhà thầu tiến hành thỏa thuận để xác định chung lợi ích, nghĩa vụ ràng buộc các bên.
2. Hợp đồng liên doanh là gì?
Hợp đồng liên doanh là một loại hợp đồng mà trong đó các bên tham gia ký kết hợp đồng sẽ thỏa thuận về việc hợp tác kinh doanh dưới hình thức là thành lập một công ty mới hoàn toàn do các bên đồng thời làm chủ sở hữu.
- Chủ thể tham gia ký kết là nhà đầu tư người nước ngoài: thì cần có thêm giấy chứng nhận đăng ký đầu tư để hợp đồng liên doanh có hiệu lực.
- Chủ thể tham gia là người Việt Nam: Công ty thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp tại Việt Nam.
Hợp đồng liên doanh là gì?
Sau khi đảm bảo các điều kiện cơ bản, cung cấp đầy đủ giấy tờ, tài liệu cần thiết cho việc đăng ký đầu tư và được cấp giấy phép đầu tư, hợp đồng liên doanh sẽ chính thức có hiệu lực.
Việc hình thành công ty liên doanh mới thông qua ký kết hợp đồng là: Công ty mới này sẽ tách ra khỏi doanh nghiệp của các bên tham gia và hoạt động độc lập. Do đó, công ty sẽ đảm bảo được sự rõ ràng, minh bạch trong hạch toán, dễ dàng kiểm soát hoạt động kinh doanh.
3. Cách phân biệt hợp đồng liên danh và hợp đồng liên doanh
Có thể phân biệt hai loại hợp đồng này thông qua các tiêu chí sau: Chủ thể tham gia hợp đồng, mục đích, quan hệ pháp luật, nội dung hợp đồng, hệ quả pháp lý và luật điều chỉnh.
Phân biệt 2 loại hợp đồng qua 6 tiêu chí cơ bản.
STT |
Tiêu chí |
Hợp đồng liên danh |
Hợp đồng liên doanh |
1 |
Chủ thể tham gia HĐ |
Các bên đều là Nhà thầu trong nước hoặc có một bên là Nhà thầu nước ngoài |
Các bên là Nhà đầu tư trong nước hoặc có một bên là Nhà đầu tư nước ngoài. Lưu ý: Trường hợp Nhà đầu tư nước ngoài cần xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư IRC. |
2 |
Mục đích |
Mục đích chủ yếu để các nhà thầu chưa đủ điều kiện tham gia dự thầu có cơ hội tham gia cạnh tranh, hợp tác mang tính cục bộ, thực hiện dự án xong thì kết thúc. Và có 2 mục đích phổ biến khi nhà thầu sử dụng hình thức này hồ sơ năng lực không đủ dự thầu hoặc không đủ vốn. |
Mục đích thành lập một pháp nhân hợp tác lâu dài không chỉ dừng lại ở một hay vài dự án rồi kết thúc. |
3 |
Quan hệ pháp luật |
Quan hệ đấu thầu |
Quan hệ đầu tư |
4 |
Nội dung của HĐ |
Hợp đồng liên danh có nội dung liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các thành viên liên danh. Thông thường hợp đồng liên danh sẽ gồm các nội dung chính sau: Mục đích liên danh Thời hạn liên danh Trách nhiệm của thành viên đứng đầu liên danh Trách nhiệm chung, trách nhiệm riêng của từng thành viên liên danh |
Hợp đồng liên doanh có nội dung liên quan đến tổ chức nội bộ của doanh nghiệp liên doanh dự kiến thành lập. Thông thường hợp đồng liên doanh gồm các nội dung chính sau: Loại hình doanh nghiệp Vốn điều lệ Lĩnh vực, ngành nghề, phạm vi kinh doanh Địa chỉ trụ sở Người đại diện theo pháp luật Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của doanh nghiệp liên doanh. Tiến độ góp vốn điều lệ Điều kiện chấm dứt họa động của doanh nghiệp liên doanh |
5 |
Hệ quả pháp lý |
Không thành lập pháp nhân |
Thành lập pháp nhân mới |
6 |
Luật điều chỉnh |
Luật đấu thầu |
Luật đầu tư |
Trên đây là cách đơn giản nhất để phân biệt hợp đồng liên doanh và hợp đồng liên danh. Việc ký kết hợp đồng là một bước quan trọng trong quá trình hợp tác kinh doanh giữa các bên. Do đó, các doanh nghiệp cần hiểu rõ bản chất, mục đích của hợp đồng để quá trình hợp tác kinh doanh diễn ra thuận lợi.