Trang chủ Tin tức Tranh chấp hợp đồng thương mại & lưu ý khi giải quyết nên biết

Tranh chấp hợp đồng thương mại & lưu ý khi giải quyết nên biết

Bởi: icontract.com.vn - 26/05/2022 Lượt xem: 2342 Cỡ chữ tru cong

   Trong hoạt động thương mại, dù hợp đồng đã quy định rõ về quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan nhưng việc xảy ra tranh chấp, bất đồng là điều khó tránh khỏi. Vậy nếu phát sinh tranh chấp hợp đồng thương mại, doanh nghiệp cần xử lý ra sao và có những nguyên tắc nào cần nắm vững khi giải quyết tranh chấp? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây từ iContract!

1. Thế nào là tranh chấp hợp đồng thương mại?

Trong các văn bản pháp luật hiện nay chưa đưa ra định nghĩa thế nào là tranh chấp hợp đồng thương mại. Vậy nên, để hiểu được khái niệm này, chúng ta cần nắm được 2 khái niệm liên quan. Cụ thể là tranh chấp hợp đồng và tranh chấp thương mại. 

Tranh chấp Hợp đồng: là những mâu thuẫn, bất đồng ý kiến giữa các bên trong quan hệ hợp đồng, chủ yếu xuất phát từ việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quyền, nghĩa vụ quy định trong hợp đồng.

tranh chấp hợp đồng 1

Tranh chấp hợp đồng thương mại thường gắn liền với lợi ích giữa các bên

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 3, Luật Thương mại: “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”.

Tranh chấp thương mại có thể hiểu là những mâu thuẫn, bất đồng phát sinh có liên quan tới quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể trong hoạt động kinh doanh thương mại. 

Như vậy, từ khái niệm tranh chấp hợp đồng và tranh chấp thương mại nêu trên, có thể kết luận tranh chấp hợp đồng thương mại là những mâu thuẫn, bất đồng phát sinh giữa các chủ thể về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích chính đáng của bên khác.  

Nói cách khác, những yếu tố cơ bản của tranh chấp hợp đồng thương mại gồm:

  • Tồn tại quan hệ hợp đồng thương mại giữa các bên;
  • Phát sinh vi phạm nghĩa vụ, hoặc cho rằng là vi phạm nghĩa vụ của một bên trong quan hệ đó;
  • Các bên không đồng nhất, bất đồng ý kiến về vi phạm hoặc xử lý hậu quả phát sinh từ vi phạm;
  • Thường hình thành từ sự vi phạm hợp đồng, luôn đi kèm với yếu tố vật chất hoặc tinh thần, gắn liền với lợi ích giữa các bên.

2. Những lưu ý khi giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại

Tranh chấp hợp đồng thương mại là sự mâu thuẫn mà không bên nào mong muốn. Vậy trong trường hợp xảy ra tranh chấp, các bên cần lưu ý những gì để giải quyết phát sinh tranh chấp hợp đồng một cách nhanh chóng, không mất nhiều thời gian và chi phí?

Sau đây là những vấn đề mà doanh nghiệp cần lưu ý khi giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại:

Nguyên tắc đầu tiên khi giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại là các bên cần tôn trọng lẫn nhau. 

tranh chấp 2

Cần tôn trọng lẫn nhau khi giải quyết tranh chấp 

Ngay khi có tranh chấp, cần tham khảo tư vấn từ luật sư có kinh nghiệm để bảo vệ được quyền lợi của doanh nghiệp, hạn chế tối đa phát sinh thêm những vấn đề liên quan. Có thể nói, đây là giải pháp cần thiết và phù hợp với chi phí thấp nhất, thay vì để những mâu thuẫn tiến triển thêm khiến lợi ích càng bị ảnh hưởng.

Tiếp đó, tiến hành kiểm tra lại hiệu lực của hợp đồng thương mại, đồng thời thực hiện đánh giá những tài liệu, chứng từ đi kèm, thể hiện được nhiệm vụ, vai trò của các bên theo thỏa thuận hợp đồng. 

Việc làm này thường bị bỏ qua vì cho rằng không thật sự quan trọng nhưng trên thực tế, tổ chức, doanh nghiệp nào cũng cần rà soát lại toàn bộ giấy tờ liên quan bởi:

  • Hợp đồng chính có thể bị vô hiệu nếu phụ lục và điều khoản đều vô hiệu;
  • Trường hợp hợp đồng vô hiệu sẽ không gây phát sinh nghĩa vụ của các bên;
  • Các điều khoản quy định trong hợp đồng đều không có giá trị bắt buộc thực hiện nếu không có khả năng thực hiện/ được giao kết một cách không tự nguyện.
tranh chấp 3

 

Tranh chấp hợp đồng thương mại là điều không bên nào mong muốn

Sau bước kiểm tra, đánh giá hợp đồng và chứng từ liên quan, doanh nghiệp sẽ tiến đến thực hiện kiện toàn cơ sở pháp lý để làm cơ sở giúp giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại khi có kiện tụng xảy ra. 

Tốt nhất, hãy làm việc với luật sư để đưa ra những lợi thế ở khâu đàm phán trước khởi kiện bởi hầu hết những tranh chấp hợp đồng thương mại trong thực tế thường đến từ nội dung khi đàm phán hợp đồng. 

Mặt khác, cũng không ít doanh nghiệp nhận thấy sự phức tạp khi tiến hành khởi kiện như tốn nhiều thời gian, công sức, mất công xuất trình tài liệu trong khi giá trị tranh chấp không đáng kể nên tự từ bỏ quyền khởi kiện yêu cầu bồi thường.  

Vậy nên, để hạn chế tối đa những rủi ro liên quan đến tranh chấp trong hợp đồng thương mại, lời khuyên dành cho các tổ chức, doanh nghiệp là tìm hiểu, cân nhắc thật kỹ từ khâu lựa chọn đối tác cho đến khâu ký kết hợp đồng.