Trang chủ Tin tức Bảo đảm thực hiện hợp đồng bắt buộc đối với trường hợp nào?

Bảo đảm thực hiện hợp đồng bắt buộc đối với trường hợp nào?

Bởi: icontract.com.vn - 27/05/2024 Lượt xem: 3930 Cỡ chữ tru cong

   Bảo đảm thực hiện hợp đồng là một vấn đề quan trọng trong hoạt động kinh doanh, góp phần tạo dựng niềm tin và uy tín cho các bên tham gia. Việc bảo đảm thực hiện hợp đồng bắt buộc không? Bảo đảm thực hiện hợp đồng bắt buộc đối với trường hợp nào? 

1. Thế nào là bảo đảm thực hiện hợp đồng?

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 4, Luật Đấu thầu năm 2013, bảo đảm thực hiện hợp đồng là việc nhà thầu hoặc nhà đầu tư thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam để đảm bảo trách nhiệm thực hiện hợp đồng của nhà thầu, nhà đầu tư. 

 

bảo đảm 1

Thế nào là bảo đảm thực hiện hợp đồng?

Việc bảo đảm thực hiện hợp đồng được áp dụng với nhà thầu được lựa chọn, trừ nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, nhà thầu lựa chọn theo hình thức tự thực hiện và tham gia thực hiện của cộng đồng. 

Ngoài ra, nhà thầu được lựa chọn phải thực hiện biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng trước thời điểm hợp đồng có hiệu lực. 

2. Bảo đảm thực hiện hợp đồng bắt buộc đối với trường hợp nào? 

Bảo đảm thực hiện hợp đồng là việc nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện 1 trong các biện pháp sau: đặt cọc, ký quỹ, nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam để bảo đảm trách nhiệm thực hiện hợp đồng của nhà thầu, nhà đầu tư. 

 

bảo đảm 2

Việc bảo đảm thực hiện hợp đồng áp dụng với nhà thầu được lựa chọn. 

Điều 66, Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định, việc bảo đảm thực hiện hợp đồng áp dụng với nhà thầu được lựa chọn. Tuy nhiên, không phải nhà thầu nào cũng được áp dụng. Cụ thể: Việc bảo đảm thực hiện hợp đồng sẽ không áp dụng với các trường hợp sau: 

- Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn: Cung cấp một hoặc một số hoạt động bao gồm: 

  • Lập, đánh giá báo cáo quy hoạch, tổng sơ đồ phát triển, kiến trúc. 
  • Khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo đánh giá tác động của môi trường. 
  • Khảo sát, lập thiết kế, dự toán. 
  • Lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu và hồ sơ yêu cầu. 
  • Đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sư tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, thẩm tra và thẩm định. 
  • Giám sát. 
  • Quản lý dự án. 
  • Thu xếp tài chính. 
  • Kiểm toán, đào tạo, chuyển giao công nghệ. 
  • Một số dịch vụ tư vấn khác. 

- Các nhà thầu được lựa chọn theo hình thức tự thực hiện. Trong đó, tự thực hiện được áp dụng với gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm trong trường hợp tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu có năng lực kỹ thuật và tài chính, đáp ứng đầy đủ yêu cầu của gói thầu. 

- Nhà thầu được lựa chọn theo hình thức tự tham gia thực hiện của cộng đồng. Cụ thể: CỘng đồng dân cư, tổ chức, tổ, nhóm thợ tại khu vực có gói thầu được giao thực hiện toàn bộ hoặc một phần gói thầu đó trong các trường hợp dưới đây: 

  • Gói thầu nằm trong chương trình mục tiêu quốc gia, hỗ trợ xóa đói giảm nghèo cho các huyện, xã ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, hoặc các khu vực có kinh tế khó khăn. 
  • Gói thầu quy mô nhỏ mà cộng đồng cư dân, tổ chức, nhóm thợ tại địa phương có thể đảm nhận. 

Tóm lại, việc bảo đảm thực hiện hợp đồng bắt buộc, không giới hạn giá trị gói thầu, trừ một số trường hợp như đã nêu ở trên. 

>>> Xem thêm: Phần mềm hợp đồng điện tử.

3. Bảo đảm thực hiện hợp đồng không được hoàn trả khi nào?

Theo quy định tại Luật Đấu thầu, nhà thầu được lựa chọn phải thực hiện các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng trước thời điểm hợp đồng có hiệu lực. 

Giá trị bảo đảm hợp đồng được quy định cụ thể trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo mức xác định từ 2-10% giá trúng thầu, tùy thuộc vào quy mô hay tính chất của gói thầu. 

Việc bảo đảm thực hiện hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực cho đến ngày các bên hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng, hoặc ngày chuyển sang thực hiện nghĩa vụ bảo hành đối với trường hợp có quy định về bảo hành. 

bảo đảm 3

Bảo đảm thực hiện hợp đồng không được hoàn trả. 

Ngoài ra, nếu cần gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng, cần yêu cầu nhà thầu gia hạn tương ứng thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng. Đặc biệt, nhà thầu sẽ không được hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng trong các trường hợp dưới đây: 

  • Từ chối thực hiện hợp đồng khi hợp đồng đã chính thức có hiệu lực thi hành. 
  • Vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng đã ký kết. 
  • Làm chậm tiến độ thực hiện hợp đồng nhưng từ chối gia hạn hiệu lực của đảm bảo thực hiện hợp đồng. 

Tóm lại, bảo đảm thực hiện hợp đồng là công cụ quan trọng, giúp các bên có thể an tâm, tin tưởng trong việc thực hiện đúng nghĩa vụ của nhau trong hợp đồng. Việc lựa chọn các biện pháp đảm bảo phù hợp sẽ giúp hạn chế tối đa rủi ro và tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng. 

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin cơ bản về bảo đảm thực hiện hợp đồng. Hy vọng rằng qua bài viết, độc giả đã nắm được câu trả lời cho thắc mắc: Bảo đảm thực hiện hợp đồng bắt buộc đối với trường hợp nào để thực hiện theo đúng quy định.