Biên bản thoả thuận hợp tác là gì? So sánh biên bản thỏa thuận hợp tác với hợp đồng
Khi nhiều cá nhân hoặc tổ chức cần thực hiện một dự án, nhiệm vụ mang lại lợi ích chung, họ có thể sử dụng biên bản thỏa thuận hợp tác. Vậy biên bản thỏa thuận hợp tác là gì, tại sao lại dùng biên bản thỏa thuận hợp tác thay vì hợp đồng? Mời quý khách cùng iContract tìm hiểu qua bài viết.
1. Biên bản thoả thuận hợp tác là gì?
Tìm hiểu về biên bản thỏa thuận hợp tác.
1.1 Biên bản là gì?
Biên bản là một loại văn bản dùng để ghi lại các sự kiện hoặc vụ việc đang xảy ra, nhằm làm bằng chứng pháp lý trong tương lai. Việc lập biên bản cần đảm bảo tính trung thực, khách quan, chính xác và đầy đủ. Biên bản phải được soạn thảo ngay tại thời điểm sự việc diễn ra hoặc vừa kết thúc, tránh việc chỉnh sửa sau đó để đảm bảo tính xác thực.
1.2 Thoả thuận hợp tác là gì?
Thỏa thuận hợp tác là việc các bên thống nhất cùng tham gia thực hiện một công việc hoặc dự án nhất định. Nội dung thỏa thuận bao gồm các điều khoản về việc chia sẻ lợi nhuận sau khi hoàn thành công việc và trách nhiệm liên quan giữa các bên.
Do vậy, biên bản thỏa thuận hợp tác là văn bản được lập tại thời điểm hai bên thống nhất hợp tác thực hiện một công việc hoặc dự án. Biên bản này ghi rõ các thông tin liên quan đến việc phân chia quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên tham gia.
2. Nội dung biên bản thoả thuận hợp tác
Biên bản thỏa thuận hợp tác sẽ có nội dung gì?
Biên bản thỏa thuận hợp tác thường bao gồm các nội dung quan trọng sau đây:
- Mục đích và thời hạn hợp tác: Mô tả rõ ràng lý do và khoảng thời gian mà các bên sẽ hợp tác.
- Thông tin cá nhân hoặc pháp nhân: Ghi đầy đủ họ tên, nơi cư trú của cá nhân hoặc tên, địa chỉ trụ sở của tổ chức tham gia.
- Tài sản đóng góp (nếu có): Liệt kê các tài sản mà các bên cam kết đóng góp vào quá trình hợp tác.
- Đóng góp bằng sức lao động (nếu có): Thỏa thuận về việc các bên đóng góp công sức trong quá trình thực hiện.
- Phương thức phân chia lợi ích: Quy định rõ cách thức phân chia hoa lợi, lợi tức từ dự án hoặc công việc hợp tác.
- Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia: Mô tả chi tiết trách nhiệm và quyền lợi của từng thành viên trong thỏa thuận.
- Quyền và nghĩa vụ của người đại diện (nếu có): Nếu có người đại diện, cần làm rõ trách nhiệm và quyền hạn của họ.
- Điều kiện tham gia hoặc rút khỏi hợp đồng: Quy định cụ thể về việc gia nhập hoặc rời khỏi hợp tác của các bên liên quan.
- Điều kiện chấm dứt hợp tác: Nêu các tình huống hoặc lý do có thể dẫn đến việc kết thúc hợp tác.
Những nội dung này đảm bảo biên bản thỏa thuận hợp tác được lập ra một cách rõ ràng, minh bạch, giúp các bên hiểu rõ trách nhiệm và quyền lợi của mình trong suốt quá trình hợp tác.
Mẫu biên bản hợp tác (Nguồn: internet)
3. Hợp đồng hợp tác và biên bản thỏa thuận hợp tác
So sánh hợp đồng và biên bản thỏa thuận hợp tác.
Dưới đây là bảng so sánh giữa Hợp đồng thỏa thuận và Biên bản thỏa thuận dựa trên các khía cạnh:
Bảng so sánh hợp đồng và biên bản thỏa thuận hợp tác.
Tiêu chí |
Hợp đồng hợp tác |
Biên bản thỏa thuận hợp tác |
Bản chất |
- Là sự thống nhất ý chí giữa các bên, đóng vai trò làm cơ sở pháp lý để thực hiện và đạt mục tiêu đã đề ra. |
- Là một dạng văn bản khác của hợp đồng thỏa thuận, thể hiện nguyện vọng, ý chí của một bên và được các bên khác chấp thuận. |
Hình thức |
- Có thể thực hiện bằng lời nói, văn bản hoặc ngôn ngữ ký hiệu. |
- Bắt buộc phải dưới dạng văn bản, có thể viết tay hoặc đánh máy. |
|
- Có thể được chứng thực bởi các bên hoặc cơ quan có thẩm quyền. |
- Chứng thực có thể có hoặc không, tùy thuộc vào thỏa thuận giữa các bên. |
Nội dung |
- Phải tuân theo quy định pháp luật, bao gồm các nội dung: chủ thể hợp đồng, đối tượng, thời hạn, phương thức thực hiện, trách nhiệm vi phạm, giải quyết tranh chấp… |
- Không cần tuân thủ chặt chẽ quy định pháp luật, nội dung chủ yếu dựa trên sự thống nhất ý chí của các bên. |
Trình tự giao kết |
- Tuân theo trình tự pháp luật: Đề nghị giao kết → Thay đổi, hủy bỏ → Chấp nhận giao kết. |
- Được xác lập khi các bên gặp mặt trực tiếp, đồng ý thỏa thuận và lập biên bản giải quyết các vấn đề liên quan. |
Như vậy, việc sử dụng biên bản thỏa thuận hợp tác thay vì hợp đồng là do tính linh động của loại văn bản này. Khi nội dung không cần quá ràng buộc về pháp luật, các bên tham gia hợp tác có thể sử dụng biên bản làm căn cứ thực hiện.
Hy vọng thông tin do Hợp đồng điện tử iContract cung cấp đã giúp quý khách phần nào hiểu thêm về biên bản thỏa thuận hợp tác. Nếu quý khách có nhu cầu tìm hiểu về hệ thống ký hợp đồng điện tử iContract, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn theo hotline:
- Miền Bắc: 1900.4767
- Trung, Nam: 1900.4768