Hợp đồng hợp tác là gì ?Nội dung & một số mẫu hợp đồng 2024
Trên thực tế, hợp đồng hợp tác được sử dụng phổ biến và thường xuyên nhất tại nhiều đơn vị và doanh nghiệp kinh doanh. Vậy, hợp đồng hợp tác là gì? nội dung và đặc điểm của hợp đồng hợp tác như thế nào tham khảo bài viết ngay sau đây để có câu trả lời chuẩn xác nhất.
Hợp đồng hợp tác được sử dụng phổ biến tại nhiều đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh.
1. Hợp đồng hợp tác là gì?
Trong cơ chế thị trường mở, các giao dịch mua bán hợp tác làm ăn được đẩy mạnh, theo đó việc ký kết hợp đồng hợp tác trở nên phổ biến. Vậy, hợp đồng hợp tác là gì? không phải ai cũng hiểu rõ.
Căn cứ theo Khoản 1, Điều 504, Bộ luật dân sự 2015 quy định về hợp đồng hợp tác như sau:
“1. Hợp đồng hợp tác là sự thỏa thuận giữa các cá nhân, pháp nhân về việc cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm”.
Theo quy định của Pháp luật thì hợp đồng hợp tác phải được lập thành văn bản và có xác nhận của các bên tham gia hợp đồng. Hợp đồng hợp đồng hợp tác được ký kết trên cơ sở tự nguyện giữa các bên và tuân thủ theo các quy định chung về hợp đồng.
2. Nội dung của hợp đồng hợp tác
Tùy theo mục đích của việc ký kết và thỏa thuận của các bên tham gia hợp đồng hợp tác, các hợp đồng hợp tác sẽ có nội dung và hình thức khác nhau.
Nội dung chủ yếu của hợp đồng hợp tác được quy định tại Điều 505, Bộ luật dân sự 2015.
2.1 Nội dung hợp đồng hợp tác
Căn cứ theo quy định tại Điều 505, Bộ luật dân sự 2015, hợp đồng hợp tác có nội dung chủ yếu sau đây:
-
Mục đích, thời hạn hợp tác: hợp tác xây dựng cầu/đường, hợp tác phát triển công nghệ độc quyền, hợp tác cung cấp nguyên vật liệu cho dự án…
-
Họ, tên, nơi cư trú của cá nhân; tên, trụ sở của pháp nhân: Thông tin cá nhân của đại diện pháp nhân tham gia hợp đồng
-
Tài sản đóng góp, nếu có: Tài sản đóng góp: máy móc thiết bị, công nghệ, tiền…
-
Đóng góp bằng sức lao động, nếu có: Nêu rõ ai đóng góp, đóng góp như thế nào.
-
Phương thức phân chia hoa lợi, lợi tức: Phân chia theo tỷ lệ %, phân chia theo hiệu quả công việc, phân chia theo tỷ lệ đóng góp…
-
Quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp tác: Các bên cần thỏa thuận rõ quyền và nghĩa vụ các bên khi thực hiện hợp đồng hợp tác. VD: nghĩa vụ cung cấp tài liệu, cung cấp nguyên vật liệu hay cơ sở vật chất để thực hiện công việc
-
Quyền, nghĩa vụ của người đại diện, nếu có: Nêu rõ quyền và nghĩa vụ của người đại diện (nếu có). VD: Nhận quản lý tài sản đóng góp, chịu trách nhiệm nếu làm tổn thất hư hại hay được đại diện xử lý các vấn đề liên quan đến hạng mục nào đó…
-
Điều kiện tham gia và rút khỏi hợp đồng hợp tác của thành viên, nếu có: VD Để tham gia hợp đồng (đóng góp bao nhiêu, đóng góp gì…), để rút khỏi hợp đồng cần phải đền bù bao nhiêu, chuyển giao những gì…
-
Điều kiện chấm dứt hợp tác: VD: điều kiện chấm dứt hợp tác là 1 trong các bên yêu cầu chấm dứt đền bù hợp đồng theo thỏa thuận; khi công việc đã hoàn tất và đạt được kết quả theo thỏa thuận.
2.2 Mẫu hợp đồng hợp tác
Mẫu hợp đồng hợp tác chuẩn là mẫu hợp đồng có đầy đủ các nội dung của hợp đồng hợp tác, chặt chẽ và được xác nhận bởi các bên tham gia. Hợp đồng hợp tác có tính pháp lý và được thừa nhận bởi Pháp luật.
Dưới đây là một vài mẫu hợp đồng hợp tác thường gặp:
Hợp đồng hợp tác kinh doanh hình thức chia sẻ lợi nhuận.
Hợp đồng hợp tác cung cấp thẻ cào điện thoại.
Hợp đồng hợp tác xây dựng chuỗi dịch vụ và dự án bất động sản.
3. Những quy định về hợp đồng hợp tác cần lưu ý
Trong trường hợp ký kết hợp đồng hợp tác các bên tham gia cần lưu ý một số vấn đề sau:
3.1 Quyền nghĩa vụ của các thành viên hợp tác
Quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp tác khi ký kết hợp đồng:
- Được hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ hoạt động hợp tác.
- Tham gia quyết định các vấn đề liên quan đến thực hiện hợp đồng hợp tác, giám sát hoạt động hợp tác.
- Bồi thường thiệt hại cho các thành viên hợp tác khác do lỗi của mình gây ra.
- Thực hiện quyền, nghĩa vụ khác theo hợp đồng.
3.2 Trách nhiệm dân sự của thành viên hợp tác
Khi ký kết hợp đồng hợp tác các thành viên hợp tác sẽ phải chịu trách nhiệm dân sự chung bằng tài sản chung.
Trong trường hợp tài sản chung không đủ để thực hiện nghĩa vụ chung thì thành viên hợp tác phải chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng theo phần tương ứng với phần đóng góp của mình, trừ trường hợp hợp đồng hợp tác hoặc luật có quy định khác.
3.3 Chấm dứt hợp đồng hợp tác
Sau khi ký kết hợp đồng hợp tác các thành viên có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm của mình. Hợp đồng hợp tác sẽ chấm dứt theo thỏa thuận của các bên hoặc chấm dứt theo quyết định của Pháp luật. Cụ thể:
Chấm dứt theo thỏa thuận của các bên:
- Theo thỏa thuận của các thành viên hợp tác;
- Hết thời hạn ghi trong hợp đồng hợp tác;
- Mục đích hợp tác đã đạt được;
- Chấm dứt theo quy định của Pháp luật:
- Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Trường hợp khác theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan.
Trong trường hợp chấm dứt hợp đồng hợp tác các khoản nợ phát sinh sẽ Khi chấm dứt hợp đồng hợp tác, các khoản nợ phát sinh từ hợp đồng phải được thanh toán; nếu tài sản chung không đủ để trả nợ thì phải lấy tài sản riêng của các thành viên hợp tác để thanh toán.
Trường hợp các khoản nợ đã được thanh toán xong mà tài sản chung vẫn còn thì được chia cho các thành viên hợp tác theo tỷ lệ tương ứng với phần đóng góp của mỗi người, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Trên đây là thông tin về hợp đồng hợp tác là gì? đặc điểm của hợp đồng hợp tác và các điểm cần lưu ý khi ký hợp đồng hợp tác. Các doanh nghiệp, đơn vị có thể sử dụng phần mềm ký hợp đồng điện tử icontract để được hỗ trợ tạo lập hợp đồng chặt chẽ, chuyên nghiệp đồng thời có thể ký hợp đồng hợp tác điện tử nhanh chóng thuận tiện.