Trang chủ Tin tức Giao dịch CFD là gì? Nắm rõ lợi ích & rủi ro từ giao dịch CFD

Giao dịch CFD là gì? Nắm rõ lợi ích & rủi ro từ giao dịch CFD

Bởi: icontract.com.vn - 08/08/2024 Lượt xem: 226 Cỡ chữ tru cong

   Giao dịch CFD là công cụ tài chính giúp cá nhân tạo ra thu nhập tương tự với đầu tư nhưng không thực sự sở hữu tài sản. Bài viết từ iContract hôm nay sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về giao dịch CFD, từ cơ bản đến nâng cao, để bạn có thể đưa ra quyết định đầu tư sáng suốt.

1. Giao dịch CFD là gì?

giao dịch 1

Tìm hiểu về giao dịch CFD.

Giao dịch CFD (Contract For Difference - Hợp đồng Chênh lệch) là một công cụ tài chính phái sinh cho phép nhà đầu tư dự đoán sự biến động giá của một tài sản cơ sở mà không cần sở hữu thực tế tài sản đó. Nói cách khác, khi giao dịch CFD, bạn đang đặt cược vào việc giá của một tài sản như cổ phiếu, chỉ số, hàng hóa, tiền tệ... sẽ tăng hoặc giảm trong tương lai.

Ví dụ: Bạn dự đoán giá cổ phiếu của công ty Apple sẽ tăng. Thay vì mua trực tiếp cổ phiếu Apple, bạn có thể giao dịch CFD trên cổ phiếu này. Nếu dự đoán của bạn đúng, bạn sẽ thu được lợi nhuận từ sự chênh lệch giá giữa thời điểm bạn mở và đóng vị thế. Ngược lại, nếu giá cổ phiếu giảm, bạn sẽ bị lỗ.

1.1 Các hình thức của giao dịch CFD

Các hình thức giao dịch CFD vô cùng đa dạng, tùy thuộc vào mục tiêu và phong cách đầu tư của mỗi nhà đầu tư. Dưới đây là một số hình thức giao dịch CFD phổ biến:

  • Giao dịch lướt sóng (Scalping): Đây là hình thức giao dịch ngắn hạn, nhà đầu tư thực hiện nhiều giao dịch nhỏ trong một ngày để kiếm lợi nhuận từ những biến động giá nhỏ.
  • Giao dịch swing trading: Hình thức này tập trung vào việc nắm giữ vị thế từ vài ngày đến vài tuần, tận dụng các xu hướng ngắn hạn trên thị trường.
  • Giao dịch trung hạn: Nhà đầu tư nắm giữ vị thế từ vài tuần đến vài tháng, dựa trên các phân tích kỹ thuật và cơ bản.
  • Giao dịch dài hạn: Hình thức này phù hợp với những nhà đầu tư có tầm nhìn dài hạn, nắm giữ vị thế trong nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm.
  • Giao dịch tự động: Sử dụng các phần mềm giao dịch tự động (robot trading) để thực hiện các lệnh giao dịch theo các chiến lược đã được lập trình sẵn.

Do đó, việc chọn hình thức tham gia phụ thuộc vào mục tiêu và độ mạo hiểm của nhà đầu tư.

Ví dụ: Nếu bạn muốn kiếm lời nhanh từ những biến động giá nhỏ trong ngày, bạn có thể chọn hình thức giao dịch lướt sóng. Ngược lại, nếu bạn tin rằng giá một cổ phiếu sẽ tăng mạnh trong dài hạn, bạn có thể chọn hình thức giao dịch dài hạn.

1.2 Các loại tài sản có thể giao dịch CFD là gì?

Các loại tài sản có thể giao dịch CFD vô cùng đa dạng, đáp ứng nhu cầu của nhiều nhà đầu tư khác nhau. Bạn có thể giao dịch CFD trên:

  • Cổ phiếu: Từ các công ty lớn niêm yết trên các sàn chứng khoán hàng đầu thế giới như NASDAQ, NYSE, đến các công ty vừa và nhỏ trên các thị trường mới nổi.
  • Chỉ số: Các chỉ số chứng khoán như S&P 500, Dow Jones, FTSE 100, giúp bạn đầu tư vào toàn bộ thị trường chứ không chỉ một cổ phiếu riêng lẻ.
  • Hàng hóa: Các kim loại quý như vàng, bạc, đồng, dầu thô, khí đốt tự nhiên, cà phê, lúa mì... giúp bạn đa dạng hóa danh mục đầu tư và đối phó với lạm phát.
  • Tiền tệ (Forex): Các cặp tiền tệ như EUR/USD, GBP/USD, USD/JPY... cho phép bạn giao dịch trên thị trường ngoại hối lớn nhất thế giới.
  • Tiền điện tử: Các đồng tiền điện tử phổ biến như Bitcoin, Ethereum, Ripple... giúp bạn tham gia vào thị trường tài sản kỹ thuật số đang phát triển nhanh chóng.
  • ETF (Quỹ giao dịch hoán đổi): Các quỹ ETF theo dõi một chỉ số hoặc một rổ tài sản cụ thể, giúp bạn đầu tư vào nhiều tài sản cùng một lúc.

Với mỗi loại tài sản, thị trường đều có những đặc điểm riêng. Việc lựa chọn tài giản để giao dịch CFD cũng phụ thuộc vào độ nhạy bén hoặc hiểu biết về loại tài sản đó của người giao dịch.

2. Lợi ích và rủi ro từ giao dịch CFD

giao dịch 2

Nắm rõ lợi ích/rủi ro trước khi giao dịch CFD.

Là một công cụ đầu tư, giao dịch CFD sẽ mang cả lợi ích và rủi ro cho nhà đầu tư. Việc kiếm được lợi nhuận hay chịu thua lỗ còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Hiểu về lợi ích và rủi ro của hình thức giao dịch này, nhà đầu tư sẽ có thể cân nhắc kỹ cho các quyết định của mình.

2.1 Lợi ích giao dịch CDF mang lại

Giao dịch CFD mang đến nhiều lợi ích hấp dẫn dành cho nhà đầu tư cá nhân. Ưu điểm nổi bật của CFD bao gồm:

  • Bạn có thể giao dịch trên một loạt các tài sản tài chính, giúp đa dạng hóa danh mục đầu tư.
  • Số vốn yêu cầu thấp hơn các hình thức đầu tư khác. Quá trình tham gia đơn giản, không cần đáp ứng quá nhiều điều kiện.
  • CFD cho phép bạn kiếm lợi nhuận từ cả xu hướng tăng và giảm của thị trường.
  • Với đòn bẩy, bạn có thể kiểm soát một vị thế lớn hơn với số vốn ban đầu nhỏ hơn, tăng tiềm năng lợi nhuận.
  • Giao dịch CFD diễn ra trực tuyến và liên tục, bạn có thể tham gia thị trường bất cứ khi nào và tại bất cứ đâu.

2.2 Rủi ro khi giao dịch CFD

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích trên, giao dịch CFD cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro:

  • Giao dịch CFD phụ thuộc rất lớn vào uy tín của nhà môi giới và sàn giao dịch. Nguy cơ tiềm ẩn rủi ro bị lừa đảo khi giao dịch trên sàn không uy tín.
  • Giá cả thị trường biến động không ngừng, có thể khiến bạn mất toàn bộ số tiền đầu tư nếu không trang bị đủ kiến thức.
  • Sử dụng đòn bẩy không chỉ tăng lợi nhuận mà còn khuếch đại rủi ro thua lỗ.
  • Các chi phí như spread (chênh lệch giá mua và bán), hoa hồng có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận.
  • Thị trường CFD ngắn hạn có thể bị biến động mạnh bởi các sự kiện bất ngờ như tin tức, thảm họa tự nhiên..., khiến bạn khó kiểm soát rủi ro.

3. Hướng dẫn cơ bản thực hiện giao dịch CFD

giao dịch 3

Thực hiện giao dịch CFD như thế nào ?

3.1 Lựa chọn sàn giao dịch hợp đồng CFD

iContract không khuyến nghị quý khách hàng về sàn giao dịch cụ thể cho loại giao dịch CFD. Tuy nhiên quý khách hàng cần thực sự cân nhắc và đánh giá, tham khảo các tin tức liên quan tới sàn giao dịch định đầu tư.

Việc lừa đảo, chiếm đoạt tài sản hiện nay đang xảy ra thường xuyên đối với các nhà đầu tư mới, thiếu kiến thức và kinh nghiệm khi tham gia thị trường.

Nhà đầu tư có thể tham khảo từ các nguồn thông tin chính thống, các sàn đã có uy tín lâu năm, có giấy phép hoạt động đầy đủ và cộng đồng tham gia đủ lớn để bắt đầu giao dịch CFD.

3.2 Lựa chọn công cụ

Lựa chọn loại hình CFD mà bạn muốn giao dịch cũng là một bước vô cùng quan trọng. Bạn có thể khám phá xem những thị trường nào đang được quan tâm nhất bằng cách theo dõi các báo cáo và video phân tích thị trường. Hoặc nếu đã quen thuộc với thị trường nào thì bạn nên bắt đầu giao dịch với thị trường đó.

Các sàn giao dịch thường cung cấp các thông tin chi tiết về đòn bẩy, phí giao dịch. Bạn cần cân nhắc sử dụng hợp lí, tránh lạm dụng công cụ đòn bẩy khi chưa đủ kiến thức.

3.3 Lựa chọn vị thế

Sau khi đã lựa chọn loại CFD mà bạn muốn giao dịch, việc tiếp theo cần làm đó là lựa chọn vị thế. Nói một cách đơn giản, nếu bạn nghĩ rằng giá của tài sản sẽ tăng lên, bạn có thể mở một vị thế mua (long). Ngược lại, nếu bạn nghĩ giá của tài sản sẽ giảm xuống, bạn có thể mở một vị thế bán (short).

Để quyết định nên mở vị thế nào, bạn có thể sử dụng các chỉ báo, đồ thị và tín hiệu giao dịch.

Tiếp theo, bạn hãy lựa chọn kích thước vị thế (khối lượng lệnh) mà mình muốn mở. Giá trị của một đơn vị CFD sẽ phụ thuộc vào loại tài sản mà bạn giao dịch; vì thế, hãy tính toán số đơn vị CFD sao cho phù hợp nhất với chiến thuật giao dịch của bạn.

Tổng kết lại, việc hiểu rõ giao dịch CFD là gì cùng những lợi ích, rủi ro đi kèm có thể giúp cá nhân đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả hơn. Bài viết được phần mềm Hợp đồng điện tử iContract tổng hợp từ nhiều nguồn, hy vọng thông tin trên sẽ hữu ích dành cho quý khách.