Trang chủ Tin tức Hợp đồng CFD là gì? Tổng hợp quy định quan trọng về hợp đồng

Hợp đồng CFD là gì? Tổng hợp quy định quan trọng về hợp đồng

Bởi: icontract.com.vn - 19/07/2024 Lượt xem: 199 Cỡ chữ tru cong

   Hợp đồng CFD hay còn gọi là hợp đồng chênh lệch là một công cụ quan trọng để nhà đầu tư tham gia vào thị trường tài chính. Giao dịch CFD cho phép bạn đặt lệnh mua bán tỷ giá một sản phẩm mà không thực sự sở hữu nó. So với hình thức giao dịch truyền thống, giao dịch CFD mang lại nhiều lợi ích cho nhà đầu tư.

1. Hợp đồng CFD là gì?

CFD viết tắt của Contracts for Difference: Hợp đồng chênh lệch: Đây là thỏa thuận giữa bên mua và bên bán. Hợp đồng chênh lệch được thực hiện dựa trên khoảng chênh lệch giá của chứng khoán hoặc một loại tài sản nào đó tại thời điểm mở lệnh và đóng lệnh. 

 

cfd1

Hợp đồng CFD là gì?

Ở các giao dịch truyền thống, nhà đầu tư phải tìm một loại cổ phiếu tiềm năng để bán ra khi giá lên để kiếm lời, nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ bị lỗ khi cổ phiếu giảm giá. 

Đặc điểm của hợp đồng CFD là gì?

  • Hợp đồng chênh lệch CFD là một loại hàng hóa phái sinh. 
  • Nhà đầu tư có thể dùng các đòn bẩy khi giao dịch CFD. 
  • Nhà đầu tư sẽ có lãi khi giá tăng và phải chịu lỗ khi giá giảm. 

Giao dịch CFD dựa trên thay đổi giá giữa thời điểm đóng - mở hợp đồng. Khi giao dịch kết thúc, bên bán phải trả cho nhà đầu tư mức chênh lệch tính theo giá hợp đồng. Nếu lỗ, bên mua phải thanh toán mức chênh lệch cho bên bán.  

2. Ưu điểm và nhược điểm của hợp đồng CFD là gì?

2.1. Ưu điểm của giao dịch CFD

  • Không bắt buộc có tài sản cơ sở

Nhà đầu tư không bắt buộc phải có tài sản cơ sở, chỉ cần lấy tiền để giao dịch và kiếm lời, không cần lo lắng đến việc lưu trữ tài sản vốn như thế nào, gặp rủi ro ra sao. Đặc biệt với các sản phẩm có giá trị cao như kim cương, vàng… 

  • Tiết kiệm chi phí

Do không nắm quyền sở hữu tài sản cơ sở nên nhà đầu tư không bị áp thuế. Ngoài ra, giao dịch CFD cũng có khả năng mở rộng quy mô mua bán hơn các giao dịch truyền thống. 

 

cfd2

Hợp đồng CFD có những ưu điểm và nhược điểm riêng. 

  • Khả năng sinh lời cao

Với phương thức giao dịch truyền thống, nhà đầu tư chỉ có thể sinh lời từ việc mua với giá thấp và bán với giá cao hơn. Trong khi đó, trong các giao dịch CFD, nhà đầu tư có cơ hội kiếm về lợi nhuận khi thị trường tăng hoặc giảm, miễn là giá sản phẩm đúng kỳ vọng ban đầu (Kỳ vọng thị trường tăng thì có thể “go long”, ngược lại, kỳ vọng thị trường giảm, nhà đầu tư có thể “go short”.

  • Tỷ lệ đòn bẩy linh hoạt, chi phí giao dịch thấp

Trong các giao dịch CFD, nhà đầu tư có thể thực hiện giao dịch với tỷ lệ đòn bẩy bao từ 1:10, 1:50, 1:100, 1:500, hoặc cao hơn nữa. Bên cạnh đó, giao dịch CFD thông qua các sàn môi giới trực tuyến rẻ hơn nhiều so với việc mua cổ phiếu từ một công ty môi giới dịch vụ. 

  • Giao dịch được nhiều tài sản trên thị trường

Nhà đầu tư có thể tham gia vào hàng loạt các thị trường tài chính khác nhau thông qua nền tảng giao dịch trực tuyến với 1 tài khoản duy nhất. 

2.2. Nhược điểm khi giao dịch CFD

  • Nhà đầu tư phải trả phí Spread khi vào lệnh vào thoát lệnh dù có lợi nhuận hay thua lỗ. Do đó, việc kiếm các khoản lợi nhuận nhỏ sẽ khó khăn hơn. 
  • Rủi ro cao: Nhà đầu tư cần phản ứng nhanh với tình hình thị trường, áp dụng chiến lược quản lý rủi ro cẩn thận. Ngoài ra, khi sử dụng đòn bẩy trong giao dịch CFD, nhà đầu tư có khả năng bị mất toàn bộ khoản ký quỹ nếu thị trường không đi đúng hướng kỳ vọng. 

>>> Xem thêm: Phần mềm hợp đồng điện tử, báo giá phần mềm hợp đồng điện tử.

3. So sánh giữa hợp đồng CFD và hợp đồng tương lai

Hợp đồng CFD và hợp đồng tương lai là hai loại phái sinh phổ biến trên thị trường. Mặc dù có nhiều điểm tương đồng nhưng đây là hai sản phẩm tài chính khác nhau hoàn toàn. Dưới đây là cách phân loại hai loại hợp đồng này theo các tiêu chí: 

 

So sánh

Hợp đồng tương lai

CFD

Quy định

Quy định chặt chẽ hơn

Ít quy định hơn

Đòn bẩy

Có, tối đa 1:15

Có, tối đa 1: 1000

Quy mô hợp đồng

Lớn

Nhỏ

Linh hoạt

Ít linh hoạt

Linh hoạt hơn

Ngày hết hạn

Không

Chênh lệch

Thanh khoản

Chất lỏng

Thanh khoản

Thị trường

Sàn giao dịch trung tâm

Hơn 15.000 thị trường trên toàn thế giới

Bán ngắn và đi dài

4. Các hình thức giao dịch trong hợp đồng chênh lệch

Hiện nay, các nhà đầu tư có thể áp dụng 4 hình thức giao dịch CFD: giao dịch trong ngày, giao dịch lướt sóng, giao dịch theo Scalping và giao dịch dài hạn. 

  • Giao dịch trong ngày

Với hình thức này, các nhà đầu tư thực hiện đóng và mở giao dịch ngay cùng một ngày dựa trên sự thay đổi xu hướng của thị trường. Giao dịch trong ngày sẽ không bị các rủi ro khi giữa vị thế sang ngày hôm sau. 

cfd3

Giao dịch trong hợp đồng CFD có 4 hình thức cơ bản.

  • Giao dịch lướt sóng

Với giao dịch lướt sóng, nhà đầu tư sẽ tìm các tài sản có biến động ngắn hạn để khai thác. Thời gian thực hiện lệnh có thể từ 1 ngày đến 1 tuần. Việc các nhà đầu tư giữ vị thế qua đêm có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn giao dịch trong ngày. 

  • Giao dịch theo Scalping

Nhà đầu tư sử dụng chiến thuật này sẽ tập trung vào các biến động giá trong ngày, với mục đích kiếm lời ít nhưng đều đặn. Để tạo ra lợi nhuận lớn thì cần thực hiện nhiều lệnh giao dịch với tỷ lệ đòn bẩy cao. 

  • Giao dịch dài hạn

Chiến thuật này có thời gian thực thi lệnh từ 1 tuần trở lên. Do đó, nhà đầu tư cần sử dụng công cụ phân tích kỹ thuật để giao dịch. 

Trên đây là một số thông tin về hợp đồng CFD. Hy vọng qua bài viết mà hợp đồng điện tử Icontract cung cấp, độc giả đã nắm rõ hợp đồng CFD là gì và ưu nhược điểm của loại hợp đồng này để tham gia giao dịch trên thị trường tài chính được an toàn, hiệu quả.